10 November 2022

0 bình luận

Bản lan căn

10 November 2022

Tác giả: thuc


0
(0)

Bản lan căn

Tên gọi khác: Bản lam căn

Tên khoa học: Isatis indigotica L.

Họ: Cải (Brassicaceae)

Công dụng: dùng làm thuốc hạ sốt, trị thương hàn, sởi và cảm cúm.

Mô tả

  • Cây thảo có rễ hình trụ dài, mập, mang nhiều rẽ phụ rất mảnh.
  • Lá mọc so le, hình mác rộng, góc thuôn có bẹ và tai ngắn ôm thân, đầu tù.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá gần ngọn thành ngủ rộng phân nhánh: hoa màu vàng, có 4 cánh.
  • Quả mọng, đài, đa dạng.

Phân bố, sinh thái

Bản lan căn được trồng nhiều ở Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản. Vào khoảng năm 2003 – 2004 bắt đầu được nhập nội vào Việt Nam. Cây đã được trồng thử tại Mường Khương. Sa Pa (Lào Cai), Sìn Hồ (Lai Châu) và Vườn thuốc của Trung tâm nghiên cứu cây trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội – Viện Dược liệu (Ngoại thành Hà Nội)…

Cây ưa sáng và ưa ẩm, có thể trồng được trên nhiều loại đất. Đất cần thoát nước, tơi xốp và có độ PH từ trung bình đến hơi chua. Theo một số người trực tiếp trồng thử bản lan căn ở Mường Khương (Lào Cai) cho biết, cây thích nghi và sẽ mọc tốt trên đất nương rẫy hoặc ruộng cao ở địa phương. Cách trồng và chăm sóc giống như trồng các loại rau cải, rau củ, su hào…

Bộ phận dùng:

Củ, lả và hạt.

Thành phần hoá học

  • Theo Trung dược đại từ điển (1993) trong lá bản lan căn có chứa các hợp chất: isatan, glucobrasicin neoglucobrasicin, indolylmethyl – glucosinolat, 1 – sulpho – 3 – indolylmethyl – glucosinolat, indirubin và isatin.
  • Từ rễ có mười một hợp chất được phân lập và xác định là isolariciressinol(1), lariciresinol(2), lariciresinol-9-O-beta-D-glucopyranoside (3), lariciresinol-4′-O-beta-D-glucopyranoside (4), lariciresinol-4,4′-bis-O-beta-D-glucopyranoside (5), 3-formylindole (6), 1-methoxy-3-indolecarbaldehyde (7), 1-methoxy-3-indoleacetonitril ( 8), deoxyvasicinone (9), epigoitrin (10), adenosine (11).
  • Từ lá mười một hợp chất được phân lập và các cấu trúc được đặc trưng là 10H-indolo [3, 2-b] quinolin (1), indirubin (2), 4 (3H) -quinazo-linone (3), (E) -3- (3 ‘, 5′-dimethoxy-4’-hydroxybenzylidene) -2-indolinone (4), 2, 3-dihydropyrrolo [2, 1-b] quinazolin-9 (1H) -one (5), axit benzoic (6), axit o-droxy-benzoic (7), (-) -lariciresinol ( 8), (+) -isolariciresinol (9), isovitexin (10).

Tác dụng dược lý

Polysaccharid chiết xuất từ rễ bán lan căn làm tăng có ý nghĩa trọng lượng của lách và số lượng của bạch cầu và tế bào lympho ở máu ngoại biên của chuột nhắt trắng bình thường, và đối kháng với tác dụng chẹn miễn dịch của hydrocortisone. Polysaccharid bản lan căn cũng làm tăng tỷ lệ tế bào tạo màng ở tế bào đơn nhân của lách chuột nhặt trăng trong thử nghiệm in vitro.

Trong nghiên cứu về hoạt tính sinh học và lâm sàng, đã thấy thuốc có tác dụng làm giảm nồng độ trong máu của kháng nguyên đặc hiệu với tuyến tiền liệt ở người có ung thư tuyến tiền liệt.

Tính vị, công năng

Rễ bản lam căn có tính mát.

Công dụng

Ở các nước Đông Nam Á, rễ bản lan căn được dùng làm thuốc hạ sốt trong bệnh tinh hồng nhiệt; lá cũng được dùng làm thuốc. Cây này rất mát đặc biệt đối với máu, được dùng trị thương hàn, sởi và cảm.

Ở Trung Quốc, bản lan căn được dùng trị viêm não dịch, sởi, quai bị, cúm.

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Vui lòng để lại đánh giá của bạn nhé!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượng tham gia đánh giá: 0

Hiện bài viết chưa có đánh giá nào! Bạn hãy là người đầu tiên nhé.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Bài viết liên quan

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Hoa đu đủ đực
>