28 November 2022

0 bình luận

Bát pháp trong Đông y

28 November 2022

Tác giả: thuc

Bát pháp, Bổ, Hạ, Hãn, Hòa, Kiến thức Đông y, Ôn, Thanh, Thổ, Tiêu

0
(0)

Bát pháp là tám phép chữa bệnh của Đông y, tám phương pháp giải quyết bệnh tật theo Bát cương. Tám phép đó là: Hãn, Thổ, Hạ, Hòa, Thanh, Ôn, Tiêu, Bổ.Trong bát pháp có 5 phép tả là: Hãn – Thổ – Hạ – Thanh – Tiêu. Hai phép bổ là: Ôn – Bổ và một phép Hòa.

Bát pháp

Phép hãn

Hãn là làm ra mồ hôi để đưa các tác nhân gây bệnh từ trong cơ thể ra ngoài, còn gọi là phép giải biểu.

1. Chỉ định:

  • Chỉ định nói chung là ngoại tà còn đang ở phần biểu.
  • Chỉ định cụ thể:
    • Cảm lạnh (phong hàn), đau dây thần kinh ngoại biên, viêm mũi, dị ứng.
      • Thuốc dùng: quế chi, gừng tươi, ma hoàng, bạch chỉ, tía tô, kinh giới, hành ….
      • Huyệt châm: Phong trì, hợp cốc, thái uyên.
      • Nồi thuốc xông cảm, bát cháo giải cảm.
    • Cảm sốt ( phong nhiệt), giai đoạn khởi phát của các bệnh truyền nhiễm
      • Thuốc dùng: Lá bạc hà, lá dâu, sắn dây, cúc hoa…
      • Huyệt dùng: phong môn – hợp cốc-  đại chùy
    • Phong thấp: thấp khớp, viêm khớp dạng thấp, đau người nặng nề.
      • Thuốc dùng: Hy thiên thảo, thổ phục linh, ké đầu ngựa
      • Huyệt dùng: Thương khâu, túc tam lý, đại trữ.

2. Chống chỉ định:

  • Bệnh đã vào phần lý, các bệnh nội thương.
  • Ỉa chảy, mất nước, nôn mửa nhiều.
  • Thận trọng đối với những người già yếu, phụ nữ có thai.

Chú ý:Về mùa nắng không nên phát hãn mạnh như dùng vị thuốc ma hoàng (mà thay đổi bằng Hương nhu) hoặc xông ra quá nhiều mồ hôi. Mồ hôi là tâm dịch, tâm âm suy kiệt thì tâm dương sẽ siêu thoát dẫn đến vong dương.

Phép thổ

Thổ là phép làm nôn để đưa độc chất ở dạ dày ra ngoài, hoặc đưa chất đàm ẩm trong cơ thể ra ngoài.

  1. Chỉ định
    • Ăn uống phải thức ăn ôi, thiu, có độc chất (ngộ độc đường tiêu hóa chưa quá 6 giờ)
    • Đàm ẩm tích tụ ở thượng tiêu gây rối loạn tâm thần ( đàm mê tâm khiếu).
    • Thuốc dùng: qua đế (cuống dưa đá), thường sơn.
    • Ngoáy họng gây nôn
  2. Chống chỉ định
    • Bệnh nhân đang hôn mê bất tỉnh làm chất nôn chạy vào đường hô hấp.
    • Độc chất gây bỏng loét niêm mạc như axit, chất kiềm mạnh.

Phép hạ

Hạ là phép làm đi ngoài lỏng (xổ tẩy) để đưa bệnh tà đang tích tục ở đại trường ra ngoài cơ thể, hoặc làm nhuận trường chống táo bón. Có 2 mức đọ hạ: tuấn hạ (tẩy xổ), nhuận hạ (mức độ nhẹ).

  1. Chỉ định:
    • Ngộ độc thức ăn đã quá 6 giờ
    • Táo bón do các nguyên nhân
    • Nhiều tích ở đại trường (sốt cao, kèm bụng đầy chướngm cự án, táo kết).
    • Thuốc dùng: Chỉ thực, hậu phác, đại hoàng, rễ cây chút chít, lá muôngd trâu, vừng đen, mật ong.
  2. Chống chỉ định:
    • Bên tà còn đang ở phần biểu
    • Người già yếu, đang mang thai hoặc mới sinh đẻ.

Phép hòa

Hòa là phép làm dịu, hòa giải chứng bệnh do can vị bất hò, chứng bán biểu bán lý: sốt nóng có rét run nôn mửa, tức ngực.1. Chỉ định:

  • Hội chứng dạ dày, thể can khí phạm vị
  • Suy nhược thần kinh thể hưng phấn (do stress)
  • Thống kinh, rối loạn kinh nguyệt do yếu tố tinh thần.
  • Thuốc dùng: Chỉ xác, thương phụ, dài hồ, bạch thược, cam thảo, thường sơn.

2. Chống chỉ định

  • Các bệnh đã rõ thuộc biểu hoặc thuộc lý
  • Hiện nay, thuốc chữa sốt rét cơn có nhiều thứ tốt nên không dùng phép này nữa.

Phép ôn

Ôn là phép làm ấm nóng cơ thể, thúc đẩy quá trình sinh nhiệt của cơ thể, có tác dụng trừ hàn, bổ dương khí, bổ mệnh môn hỏa.

  1. Chỉ định
    • Cấp cứu trụy tim mạch (vong dương)
    • Đau vùng thượng vị, đầy chướng, rối loạn tiêu hóa, phân lỏng, nát sống, kích thích tiêu hóa.
    • Thuốc dùng: Riềng, sả, gừng già, quế nhuc, phụ tử chế, đại hồi, mộc hương.
    • Huyệt cứu: quan nguyên, khí hải, thận du, mệnh môn, túc tam lý.
    • Xoa bóp: Xát nóng lòng bàn chân, bàn tay, bấm huyệt, nhân trung, thạp tuyên.
  2. Chống chỉ định
    • Các bệnh nhiễm khuẩn cấp, bệnh truyền nhiễm, mụn nhọt ….
    • Chứng âm hư: ho khan, người gầy khô, thiếu máu ….

Phép thanh

Thanh là phép làm mát cơ thể, mát huyết, chữa chứng nhiệt, tác dụng hạ sốt, giữ gìn tâm dịch, trừ phiền khát.

  1. Chỉ định:
    • Hạ sốt cao (Tả hỏa)
      • Thuốc dùng: Lá tre, rễ sậy, thạch cao, tri mẫu, chi tử
      • Châm: chích lễ, hợp cốc, khúc trì, đại chúng, nạn máu huyệt tỉnh, thiệp tuyên.
    • Kháng khuẩn (thanh nhiệt giải độc)
      • Thuốc dùng: Kim ngân, sài đất, bồ công anh, liên kiều,
      • Châm tả: ôn lựu, khúc trì, ủy trung, huyết hải.
    • Làm mát huyết (lương huyết) chữa dị ứng mụn nhọt kéo dài, sốt kéo dài không rõ nguyên nhân.
      • Thuốc dùng: Huyền sâm, sinh địa…
      • Huyệt châm: Khúc trì – huyết hải.
    • Chữa nhiễm khuẩn đường tiết niệu sinh dục (thấp nhiệt)
      • Thuốc dùng: Hoàng bá, xuyên tâm liên, khổ sâm, vàng đắng
      • Huyệt châm: Huyền chung, nội đình, tam âm giao.
  2. Chống chỉ định:
    • Âm hư, chân hàn giả nhiệt.
    • Chứng hư hàn như tiêu chảy do lạnh, đau bụng do lạnh.
    • Không dùng phép thanh kéo dài sẽ làm tỏn thương tỳ dương.

Phép tiêu

Tiêu là phép làm thông ứ trệ, tan u kết, tiêu đàm, lợi tiểu kích thích tiêu hóa.

  1. Chỉ định.
    • Kích thích tiêu hóa: Do ăn nhiều thịt, dầu, mở gây bụng đầy.
    • Thuốc dùng: Mạch nha, Sơn tra, Thần khúc, Kê nội kim.
    • Huyệt dùng: Tỳ du, vị du, túc tam lý…
    • Hành khí: Đau bụng đầy hơi, thống kinh, bế kinh, phù thủng
    • Thuốc dùng: Hương phụ, mộc hương, sa nhân, chỉ thực, hậu phác, trần bì.
    • Huyệt châm: Thiêu khu, túc tam lý, hành gian, tam âm giao…
    • Hoạt huyết: Sưng đau, đỏ, nóng, u kết.
    • Thuốc dùng: Hồng hoa, đào nhân, lá móng tay, tô mộc, đan sâm, huyết giác, Ích mẫu
    • Huyệt châm: cách du, huyết hải
    • Tiêu đờm giảm ho:
    • Thuốc dùng: Trần bì, bán hạ chế, cát cánh, bối mẫu
    • Huyệt dùng: Phế du, xích trạch, hợp cốc
    • Lợi tiểu, tiêu phù, trừ thấp
    • Thuốc dùng: Trạch tả, mộc thông, tỳ giải, mã đề
    • Huyệt dùng: trung cực, quan nguyên, tam âm giao.
  2. Chống chỉ định
    • Người gầy yếu, da khô, tân dịch hư thiếu
    • Thận trọng với người mang thai, người suy kiệt.
    • Khi dùng lợi tiểu mạnh cần theo rời sát tránh dùng quá làm cơ thể mất nước và điện giải.

Phép bổ

Bổ là phép bù đắp những chất cơ thể đang hư thiếu, tăng cường chức năng hoạt động của tạng phủ, tăng cường chính khí. Có 4 phép bổ chính: Bổ âm, bổ dương, bổ khí, bổ huyết.

Bổ âm

  1. Chỉ định:
    • Chữa chứng âm hư, biểu hiện người gầy, da khô miệng họng kho khát, ù tai, thị lực giảm, ra mô trôi trộm, đau rức trong xương, sốt chiều.
    • Thường gặp trong các bệnh kéo dài, thời kỳ cuối của các bệnh nhiễm, bệnh lao, tiểu đường, tăng huyết áp thể âm hư dương thịnh.
    • Thuốc dùng: Mạch môn, Thiên môn, Sa sâm, Thạch hộc, Ngọc trúc, Hoàng tình, Bách hợp, Bạch thược, Địa cốt bì, Quy bản, Miết giáp.
  2. Chống chỉ định:
    • Phù thủng, cổ trướng
    • Thận trọng khi tỳ thận dương hư

Bổ dương.

  1. Chỉ định chữa chứng dương hư, biểu kiện tinh thần kém hoạt, sắc mặt tái nhợt, mệt mỏi, đoải hơi, chân tay thường lạnh, để rối loạn tiêu hóa, phân nát sống, suy yếu tình dục, lưỡi bệu, mạch nhược. Thường gặp trong suy nhược, huyết áp thấp.
  2. Chống chỉ định: Chứng âm hư, huyết hư, chứng nhiệt hoặc chân nhiệt giả hàn
  3. Thuốc dùng: Nhục thung dung, thỏ ti tử, đỗ trọng, tục đoạn ba kích, cẩu tích, cốt toái bổ, phá cố chỉ. ích trí nhân, lộc nhung, tắc kè ; thịt dê (cao dê toàn tính)
  4. Huyệt dùng: Quan nguyên, khí hải, mệnh môn, thận du.

Bổ khí

  1. Chỉ định chữa chứng khí hư: Cơ thể suy nhược, tiêu hóa kém
    • Bệnh hô hấp mạn: mệt mỏi, đoản hơi, viêm đại tràng mạn, ỉa chảy kéo dài, sa nội tạng.
    • Thuốc dùng: Nhâm sâm, Phòng đảng sâm, Bổ chính sâm, Bạch truật, Hoài sơn, Hoàng kỳ, Cam thảo, Đại táo.
    • Huyệt dùng: tỳ du, ví dụ, đại chùy, túc tâm lý.
  2. Chống chỉ định.
    • Khí vượng: tăng huyết áp
    • Khí uất: Suy nhược thần kinh thể hứng phần tăng (can phong nội động)
    • Khí nghịch: Ho, khó thở.

Bổ huyết.

  1. Chỉ định chữa chứng huyết hư, gầy xanh, tim hồi hộp, mấy ngủ, tóc khô rụng, móng chân tay mỏng gãy, chóng mặt, ngất ngủ.
  2. Chống chỉ định: Huyết ứ, đàm trệ, thủy thũng.
  3. Thuốc dùng: Đương quy, Thục địa, Hà thủ ô, A giao…
  4. Huyệt dùng: Huyết hải, Cách du, Tam âm giao…

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Vui lòng để lại đánh giá của bạn nhé!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượng tham gia đánh giá: 0

Hiện bài viết chưa có đánh giá nào! Bạn hãy là người đầu tiên nhé.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Bài viết liên quan

Thuốc YHCT có nguồn gốc tự nhiên gồm các loại thực vật, động vật, khoáng vật xuất hiện từ kinh nghiệm thực tiễn đấu tranh với bệnh tật của nhân dân mà tìm ra. Nguồn dược liệu tự nhiêu ngày càng cạn kiệt do vậy phải gieo trồng, thu hái và chăn nuôi để tạo ra nguyên liệu. Để sử dụng thuốc cần có sự hiểu biết nhất định về quá trình bào chế, tính năng dược vật, sự quy kinh, phối ngũ và kiêng kỵ đảm bảo hiệu quả và an toàn.

CƠ BẢN VỀ THUỐC TRONG ĐÔNG Y
>