Cách vàng
Tên gọi khác: Voòng dược
Tên khoa học: Premna chevalieri Dop
Họ: Cỏ roi ngựa (Verbenaceae)
Công dụng: chữa bại liệt, vàng da, phù, đau khớp
Mô tả
- Cây nhỏ hay cây nhỡ, cao 2 – 5m. Cành non phủ lông mịn, cành già nhẵn có vỏ màu nâu, nứt dọc.
- Lá mọc đối, hình trái xoan hoặc bầu dục – trái xoan, gốc tròn, đầu thuôn thành mũi nhọn, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới nhạt có lông thưa, mép nguyên hoặc khía răng ở gần đầu lá.
- Cụm hoa mọc ở ngọn thân và cảnh thành chùy phân đôi, hình trụ có lông; lá bắc ở gốc có dạng lá, các lá bắc trên nhỏ hình dải, hoa nhiều màu vàng nhạt có vạch đỏ, họng màu tím, đài 5 răng ngắn có tuyến; tràng có 2 môi, môi trên tròn nguyên, môi dưới chia 3 thủy ngắn, nhẵn ở mặt trong, có tuyến ở mặt ngoài; nhị 4, 2 dài, 2 ngắn, chỉ nghị định ở giữa ống tràng, dài bằng trắng, bầu nhẵn có tuyến ở gần định, đầu nhụy chẻ đôi.
- Quả hạch, màu đen.
- Mùa hoa quả: tháng 4 – 5.
Phân bố, sinh thái
Chi Premna L., thuộc họ Verbenaceae trên thế giới có khoảng gần 200 loài, ở Việt Nam có 25 loài (Vũ Xuân Phương, 2005 & 2007).
Cách vàng thuộc loại cây bụi lớn hay gỗ nhỏ, nếu không bị chặt tia có thể cao tới 5m. Cây ưa sáng, ưa ẩm và cũng có thể hơi chịu hạn; thường mọc rải rác trong các rừng thứ sinh (thưa), đồi cây bụi hoặc ở ven rừng núi đá vôi.
Ở Việt Nam , cách vàng phân bố ở một số tỉnh miền núi, như: Cao Bằng (Quảng Hòa), Thái Nguyên (Đại Từ), Phú Thọ (Thanh Ba), Ninh Bình (Cúc Phương), Nghệ An (Quỳ Châu, Quỳ Hợp). Trên thế giới, loài này cũng thấy phân bổ ở Nam Trung Quốc và Lào.
Bộ phận dùng
Lá.
Thành phần hóa học
Cây cách vàng chưa được nghiên cứu về thành phần hoá học Nguyễn Thị Bích Hằng (2010) trong luận án tiến sỹ dược học “Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hoá học và một số tác dụng sinh học của cây vọng cách thu hái ở Nam Định” đã tổng hợp cho đến nay từ chi Premna L. đã phân lập được 109 chất thuộc các nhóm terpenoid, flavonoid, lignan, alcaloid, dẫn chất acid phenyl axetic và các dẫn chất của acid béo.
Công dụng
Theo kinh nghiệm dân gian, lá cây cách vàng được dùng nấu nước công chữa bại liệt, vàng da, phù, đau khớp [Võ Văn Chi, 1997: 160 – 161].