Cây nổ
Tên tiếng Việt: Mác tên (Tày), Co cáng pa (Thái), Nổ
Tên khoa học: Flueggea virosa (Roxb. ex Willd.) Royle.
Tên đồng nghĩa: Securinega virosa (Willd.) Pax.
Họ: Euphorbiaceae (Thầu dầu)
Công dụng: Cành lá cây Nổ sắc lấy nước có thể diệt trùng, rút mủ, trị mủ vàng, mụn bọc trắng. Nếu bị thương vì đồ sắt sét gỉ lưu lại ở trong vết thương thì dùng cành lá giã đắp có thể rút ra được.
Mô tả
- Cây nhỏ, cao 2-3m. Cành già màu nâu sẫm.
- Lá mỏng, nguyên, có kích thước và hình dạng thay đổi, thường hình bầu dục, thuôn đầu, nhọn gốc. Lá kèm hình tam giác.
- Cây đơn tính khác gốc. Cụm hoa ở nách. Hoa đực thành cụm nhiều hoa; hoa cái mọc riêng lẻ hoặc xếp 2-3 cái.
- Quả nang hình cầu, màu trắng nhạt, có 3 mảnh vỏ. Hạt hình 3 cạnh, màu đỏ nâu.
- Mùa ra hoa: tháng 6-8
- Mùa quả : tháng 9-11.
Bộ phận dùng
Cành, lá, rễ, vỏ – Ramulus, Folium, Radix et Cortex Flueggeae Virosae.
Nơi sống và thu hái
Loài phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam, Thái Lan, Philippin. Ở nước ta, cây mọc hoang trong rừng thưa, ở chỗ dãi nắng ven đường. Có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm; thu hoạch rễ vào mùa thu mang về rửa sạch, thái mỏng, phơi hay sấy khô dùng dần.
Thành phần hoá học
Vỏ thân cây có tanin và saponin; vỏ thân và vỏ rễ đều chứa alcaloid. Các phần khác của cây có tính làm sủi bọt.
Tính vị, tác dụng
Cành, lá có tác dụng thu liễm. Vỏ chát, có độc cũng có tác dụng thu liễm.
Công dụng
Cành lá sắc lấy nước có thể diệt trùng, rút mủ, trị mủ vàng, mụn bọc trắng. Nếu bị thương vì đồ sắt sét gỉ lưu lại ở trong vết thương thì dùng cành lá giã đắp có thể rút ra được.
Rễ chứa sốt nóng, khát nước, chóng mặt, chân tay run; ở Ấn Độ, rễ được dùng làm thuốc trị bệnh lậu.
Vỏ thân và vỏ rễ được dùng làm thuốc trừ sâu và duốc cá.
Liều dùng: 6-12g rễ, dạng thuốc sắc. Cành lá dùng ngoài không kể liều lượng.