10 November 2022

0 bình luận

Cây sữa

10 November 2022

Tác giả: thuc


4
(1)

Cây sữa

Tên tiếng Việt: Sữa, Mùa cua, Mò cua (Nam Bộ và nam Trung Bộ), Tinpét (Lào), Popeal-khê (Campuchia).

Tên khoa học: Alstonia scholaris (L.) R. Br.

Tên đồng nghĩa: Echites scholaris L.

Họ: Apocynaceae (Trúc đào)

Công dụng: Vỏ cây hoa sữa vị đắng, tính lạnh, có tính năng thanh nhiệt, giải độc, chỉ thống, binh suyễn, chỉ khát, triệt ngược (sốt rét muỗi truyền) phát hãn, kiện vị.

 

Mô tả cây

  • Cây sữa là một loại cây to, có thể cao từ 15- 30m. Cành mọc vòng, lá cũng mọc vòng, phiến lá hình bầu dục dài, đầu tù hoặc hơi nhọn, đáy lá hình nêm, mặt trên bóng, mặt dưới mờ, phiến cứng dài 8-22cm, rộng 5,5-6,5cm. Gân song song và mau. Hoa nhỏ, màu trắng xám, mọc thành xim tán. Quả gồm hai đại dài 25-50cm, gầy, mọc thõng xuống, màu nâu, có gân dọc. Hạt nhiều, nhỏ dẹt, hai đầu tròn hoặc cụt, dài 7mm, rộng 2,5m, trên mặt có lông màu nâu nhạt, đài 2cm.
  • Mùa hoa nở: từ tháng 8 đến tháng 12.
  • Toàn cây có chất nhựa mủ trắng, khi khô giống như chất cao su .

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Mọc hoang và được trồng khắp nơi ở nước ta. Hay trồng dọc 2 bên đường phố để lấy bóng mát. Hoa có mùi thơm hắc khó chịu. Có mọc ở nhiều nước nhiệt đới khác: Ấn Độ, Philippin, Indonexia, Malaysia, châu Úc, châu Phi.
  • Vỏ hái quanh năm nhưng tốt nhất vào mùa xuân hạ. Hái về phơi hoặc sấy khô để dành. Hiệu suất thấp: Một cây 25 năm cho chừng 19kg vỏ khô.

Thành phần hóa học

Từ vỏ cây sữa các nhà nghiên cứu Hesse và Houdson đã chiết suất được các ancaloid như sau:

    1. Ditanin có công thức thô C16H19O2N và echitenin có công thức thô C20H27O4N. Những ancaloid này đều vô định hình, độ chảy 75oC và 120°C. Tên Ditain vì tại Mani cây này có tên là Đita. Tên echitenin vì cây còn có tên là Echites schoaris.
    2. Echitamin hay ditamin C22H2gO4N2 kết tinh với 1 phân tử hoặc 4 phân tử nước. Độ chảy 206°C (Tinh thể một phân tử nước) (α)D= -2808 dễ tan trong nước, tan nhiều hơn trong cồn. Dung dịch có phản ứng kiềm mạnh. Dễ tan trong ête và clorofoc. Cho muối với 1 phân tử axit. Trong phân tử có một nhóm Nmetyl và 2 nhóm hydroxyl.
    3. Echitamidin C20H26O3N2 độ chảy 135oC. Cho muối có tinh thể với axit.

Tác dụng dược lý

Nhiều nghiên cứu trên động vật chứng minh dịch chiết của vỏ cây hoa sữa được sử dụng với các tác dụng kháng khuẩn, kháng ký sinh trùng sốt rét. Ngoài ra, nó còn bảo vệ tế bào gan, chống lại sự phát triển của tế bào ung thư, giảm đau, chống loét đường tiêu hóa, chống oxy hóa, điều hòa miễn dịch, chống hen, điều trị viêm phế quản. Bởi lẽ, chúng có tác dụng giãn phế quản, chống dị ứng, làm dịu các tổn thương trên da và giảm các triệu chứng dị ứng trên da. Hoa sữa còn có tác dụng kích thích ăn uống và làm tăng tiết sữa ở phụ nữ cho con bú.

Công dụng và liều dùng

  • Vỏ cây sữa được nhân dân Việt Nam, Ấn Độ, Philipin, Campuchia và một số nước khác vùng Đông Nam Á sử dụng làm thuốc.
  • Theo Đông y, vỏ cây hoa sữa vị đắng, tính lạnh, có tính năng thanh nhiệt, giải độc, chỉ thống, binh suyễn, chỉ khát, triệt ngược (sốt rét muỗi truyền) phát hãn, kiện vị.

Liều dùng: Ngày uống 1- 3g bột vỏ phơi khô hoặc sắc uống hay chế biến thành cao lỏng.

  • Bột vỏ cây sữa phơi khô hoặc sấy khô rồi tán nhỏ, ngày uống 0,20 đến 0,30g.
  • Có thể ngâm rượu uống như sau: Rượu vỏ cây sữa: vỏ cây sữa tán nhỏ 75g, rượu uống (35-40°) 500ml, đậy kỹ, ngâm trong 7 ngày, thỉnh thoảng lắc đều. Sau đó lọc và thêm rượu vào cho đủ 500ml.

Ngày uống 4-8g rượu này. Uống 15 phút trước 2 bữa ăn chính.

  • Cao lỏng vỏ cây sữa: Chế bằng cồn 600 theo phương pháp chế cao lỏng. Hoặc có thể ngâm bột vỏ sữa với cồn 60° trong 7 ngày. Thỉnh thoảng lắc, lọc và thêm cồn 600 cho có trọng lượng của vỏ: Ví dụ ngâm 1kg vỏ thì sẽ được 1 lít cao lỏng. Cao lỏng này dùng với liều 0,5 đến 1,5g một ngày. Nhiều nhất chỉ uống 2g một lần và 6g trong 1 ngày.

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Vui lòng để lại đánh giá của bạn nhé!

Điểm đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượng tham gia đánh giá: 1

Hiện bài viết chưa có đánh giá nào! Bạn hãy là người đầu tiên nhé.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Bài viết liên quan

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Hoa đu đủ đực
>