10 November 2022

0 bình luận

Cây thông

10 November 2022

Tác giả: thuc


0
(0)

Cây thông

Tên tiếng Việt: Thông, Thông nhựa,Thông hai lá

Tên khoa học: Pinus merkusii Jungh. et de Vriese

Họ: Pinaceae (Thông)

Công dụng: Dùng chữa bệnh ngoài da, mụn nhọt, ghẻ lở.

 

 

 

 

Mô tả

  • Cây to, cao 25-30cm, tán lá sum suê. Thân thẳng, vỏ dày màu nâu đỏ nhạt, nứt nẻ thành từng rãnh sâu.
  • Lá mọc rất sít nhau, xếp từng đôi một ở đầu cành, hình kim, dài 15-25cm, đầu nhọn, chỉ có một gân.
  • Nón đơn tính cùng gốc, nón đực thường ở đầu cành mang nhị có hai bao phấn; nón cái cấu tạo bởi những vảy úp vào nhau, mỗi vẩy 2 noàn; vảy dày ở phía trên có gờ ở mép; hạt hình trái xoan, hơi hẹt, có cánh mỏng.
  • Mùa sinh sản: Tháng 3-5.

Phân bố sinh thái

Thông phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin.

Ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Thái, Hà Bắc, Vĩnh Phú, Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Đồng Nai… để chống xói mòn và phục hồi rừng. Thu hái các bộ phận của cây quanh năm.

Bộ phận dùng

Nhựa, tinh dầu và tùng hương. Còn dùng lá, quả, đốt mắt ở cành, vỏ cây và phấn hoa thông.

Thành phần hóa học

  • Nhựa gồm tinh dầu (khoảng 20%), tùng hương (khoảng 70%), các chất còn lại (vô cơ, acid hữu cơ) dễ tan trong nước.
  • Tinh dầu thông chứa phần lớn là hydrocarbon terpen, ngoài ra còn có các sesquiterpen và các hợp chất có oxy.
  • Tùng hương gồm các acid nhựa (thành phần chủ yếu) và các chất trung tính (resen). Các acid nhựa gồm acid dextropimaric, acid levopimaric.

Tính vị, tác dụng

  • Tùng hương có vị đắng, ngọt, mùi thơm, tính ôn không độc, có tác dụng sát khuẩn, khu phong, giảm đau, hết mủ, lên da non.
  • Tùng tiết (đốt mắt ở cành thông) có vị đắng, tính ấm, có tác dụng trừ phong thấp.
  • Tùng hoàng hay tùng hoa phấn (phấn hoa thông) có vị ngọt nhạt, không mùi, tính ấm, có tác dụng trừ phong, bổ dưỡng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Tinh dầu thông được dùng để chữa ghẻ ngứa và nhiều bệnh ngoài da khác (nhưng bôi một lớp thật mỏng để tránh phồng da), và phối hợp với cồn long não làm thuốc xoa bóp trị đau nhức.

Tùng tiết chữa tê thấp, nhức mỏi, khớp sưng đau, phối hợp với các vị thuốc khác với liều hàng ngày 12-20g, sắc uống, hoặc ngâm rượu uống.

Lá thông (tùng mao) phối hợp với lá long não, lá khế, lá thanh hao nấu nước tắm chữa lở loét. Lá thông tươi băm nhỏ, ngâm với rượu, dùng xoa bóp chữa đau cơ, nhức mỏi gân xương, ứ huyết, bầm tím.

Vỏ cây thông phối hợp với cây vương tùng, cành tía tô, xác ve sầu, nấu nước tắm chữa phù toàn thân.

Tùng hoàng chữa đau đầu, choáng váng, chóng mặt. Ngày 4-8g, sắc uống.

Bài thuốc có thông:

  • Chữa hen suyễn: Tùng hương, tỏi, mỗi vị 200g, dầu vừng, riềng, mỗi vị 100g, long não 4g. Nấu thành cao, dùng dán huyệt.
  • Chữa ho: Quả thông 10g, lá hẹ, lá kinh giới mỗi vị 12g. Sắc uống làm 2 lần trong ngày

Ghi chú:

Nhiều loài thông khác nhau cũng được sử dụng như thông ba lá (Pinus insularis), thông năm lá (Pinus dalatensis), thông đuôi ngựa (Pinus massoniana).

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Vui lòng để lại đánh giá của bạn nhé!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượng tham gia đánh giá: 0

Hiện bài viết chưa có đánh giá nào! Bạn hãy là người đầu tiên nhé.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Bài viết liên quan

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Hoa đu đủ đực
>