Chân bầu
Tên tiếng Việt: Chân bầu, Trâm bầu, Chưng bầu, Tim bầu, Săng kê, Song re
Tên khoa học: Combretum quadrangulare Kurz
Họ: Combretaceae
Công dụng: Sán, giun (Hạt). Chữa sốt rét rừng, đau bụng, ỉa chảy (Lá).
Mô tả cây
- Cây nhỏ cao từ 2-12m. Khi còn non có cành hình 4 cạnh, 4 mép có dìa như cánh.
- Lá thường mọc đối, hình trứng dài, đầu lá tròn hay hơi rộng ra, cả hai mặt nhất là mặt dưới đều có lông. Chiều dài của lá 3-7,5cm, rộng 1,54cm.
- Hoa nhỏ mọc thành bông ở kẽ lá và đầu cành.
- Qủa dài 18-20mm, rộng 7-8mm có 4 cánh mỏng. Hạt hình thoi rộng 4mm có dìa.
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây chân bầu được trồng ở miền nam Trung bộ và miền nam Việt Nam. Có cả ở Campuchia, Lào, Miến Điện và Thái Lan. Thường người ta trồng để nuôi con kiến cánh đỏ, vì trên cây này con cánh kiến cho nhiếu cánh kiến. Chưa thấy ở miền Bắc. Đang thử trồng, cây mọc tốt nhưng chưa thấy ra quả.
Thành phần hóa học và tác dụng dược lý
- Nguyễn Bá Tước (trong bản luận án thi bác sĩ dược khoa “Nghiên cứu thực vật, hóa học và dược lý về một số vị thuốc giun ở Đông Dương”-Paris, 1953) có nghiên cứu vi phẫu, thành phần hóa học và dược lý của vị chân bầu.
- Nhưng chưa thấy rõ hoạt chất là gì. Chỉ thấy trong nước pha hoặc cao cồn hay cao axeton có chất tanin
- Thí nghiện dược lý trên chuột thấy có tác dụng chữa giun rõ rệt.
Công dụng và liều dùng
- Nhân dân miền Nam và campuchia thường dùng quả làm thuốc chữa giun đũa, dùng phối hợp với lá mơ tam thể Paederia tomentosa. Thái nhỏ hai thứ trộn đều thêm bột và nước làm bánh ăn vào sáng sớm lúc đói. Có khi người ta dùng chất nhớt ở vỏ những cành non để làm thuốc giun như trên.
- Ngoài công dụng làm thuốc giun, người ta còn dùng vỏ cây chân bầu chữa trâu bò ngựa gầy gò. Nấu 5kg thóc với 500g vỏ cây chân bầu. Sau đó cho trâu bò ngựa uống nước sắc hoặc thóc ngâm cây dây ký ninh Tinospora crispa