10 November 2022

0 bình luận

Cỏ chân vịt

10 November 2022

Tác giả: thuc


0
(0)

Cỏ chân vịt

Tên tiếng Việt: Cỏ chân vịt, Cỏ chân vịt ấn

Tên khoa học: Sphaeranthus indicus L.

Họ: Asteraceae (Cúc)

Công dụng: Rễ và hạt làm thuốc trị giun, dưới dạng bột, với liều 2-8g. Cây tươi giã ra cùng với bơ, bột, đường làm bánh ăn bổ, đồng thời ngăn bạc tóc và rụng tóc.

 

 

 

Mô tả

  • Cây thân thảo, mọc đứng, thường rất sum suê, cao 0,5-1m. Thân cành có mặt cắt tam giác, có cạnh nhăn nheo do đường men của phiến lá.
  • Lá mọc so le, hình bầu dục hoặc mác thuôn, dài 2,5-7cm, rộng 1,5-2cm, gốc bè ôm lấy thân, đầu tù, mép nguyên hoặc khía răng nhỏ.
  • Cụm hoa mọc đối diện với lá thành đầu kép hình cầu hoặc hình trứng, màu hồng hoặc màu tím nhạt, dài 1-3cm; cuống hoa có cánh; hoa cái nhiều, tràng hẹp, hình ống có 3 răng, hoa lưỡng tính 1-3 cái ở giữa, tràng hình trứng ngược; 5 thùy; nhị 5 có tại nhọn.
  • Quả bế, hình trụ, có khía rãnh, có lông.
  • Mùa hoa quả: tháng 12-2.

Bộ phận dùng

Toàn cây – Herba Sphaeranthi Indici

Nơi sống và thu hái

Cây mọc ở ruộng nơi ẩm vùng đồng bằng Nam bộ: Đồng Tháp, Cần Thơ. Còn phân bố ở Campuchia, Lào, Ấn Độ, Malaixia, Inđônêxia, Úc châu.

Thành phần hoá học

Có alcaloid sphaeranthin và 0,01% tinh dầu nhớt màu vàng sẫm, trong. Hoa tươi chứa tinh dầu.

Tính vị, tác dụng

Vị đắng, mùi thơm; có tác dụng bổ, khai thông, lợi tiểu, kích dục. Rễ và hạt trị giun. Dầu hoa có mùi tinh dầu thông có tác dụng giải nhiệt, bổ.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

  • Lá non cỏ chân vịt luộc ăn dùng cho phụ nữ đẻ chóng lại sức.
  • Cả cây phơi khô, tán bột, rây mịn được dùng chữa ho, ho có đờm.

Ở Ấn Độ, người ta dùng cây, chủ yếu là rễ và hạt làm thuốc trị giun, dưới dạng bột, với liều 2-8g. Cây tươi giã ra cùng với bơ, bột, đường làm bánh ăn bổ, đồng thời ngăn bạc tóc và rụng tóc. Hạt chiên trong dầu vừng hoặc rễ nấu nước uống được xem như là thuốc kích dục mạnh. Nước sắc cây cũng dùng chữa rối loạn đường tiết niệu. Hoa dùng nhai nuốt để điều trị viêm màng kết. Người ta còn dùng cây, nhất là vỏ quả làm thuốc duốc cá.

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Vui lòng để lại đánh giá của bạn nhé!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượng tham gia đánh giá: 0

Hiện bài viết chưa có đánh giá nào! Bạn hãy là người đầu tiên nhé.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Bài viết liên quan

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Hoa đu đủ đực
>