10 November 2022

0 bình luận

Cỏ hôi

10 November 2022

Tác giả: thuc


0
(0)

Cỏ hôi

Tên tiếng Việt: Cỏ hôi, Cỏ cứt lợn.

Tên khoa học: Ageratum conyzoides L.

Họ: Asteraceae ( Họ Cúc )

Công dụng: Chữa phù nề, dị ứng, ỉa chảy (cả cây). Viêm xoang, cầm máu làm lành vết thương (Lá). Cây tươi giã lấy nước uống chữa rong huyết sau khi đẻ. Lá tươi nấu nước gội đầu làm sạch gàu, trơn tóc.

 

 

Mô tả

  • Cây thảo, sống hằng năm, cao 25-50 cm; phân cành nhiều. Thân có lông mềm, màu lục hoặc tím đỏ, mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta.
  • Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc tam giác, đầu nhọn, dài 2-10 cm, rộng 0,5-5 cm, mép có răng tròn, mặt dưới rất nhạt, 3 gân tỏa từ gốc lá, hai mặt lá đều có lông mịn, vò lá có mùi đặc biệt.
  • Cụm hoa hình đầu xếp thành ngù ở ngọn thân hoặc đầu cành; cuống cụm hoa có lông mềm; tổng bao hình đầu gồm nhiều lá bắc xếp thành hai dãy; đầu nhỏ chứa toàn hoa hình ống bé và đều nhau; tràng ngắn có 5 thùy tam giác, màu lam nhạt, tím hoặc trắng; nhị 5.
  • Quả bế, màu đen, có 5 sống dọc.
  • Mùa hoa quả: gần như quanh năm.

Cây dễ nhầm lẫn:

Trong giân gian có nhiều cây mang tên cứt lớn:

  1. Anisomeles indica (L.) Kuntze họ Bạc hà (Lamiaceae) (xem Cỏ thiên thảo)
  2. Lantana camara L. họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) (xem Bông ổi)
  3. Siegesbeckia orientalis L. họ Cúc (Asteraceae) (xem Hy thiêm)

Bộ phận dùng

Thu hái toàn cây cắt bỏ rễ, dùng tươi hay khô. Thường hay dùng cây hơn,

Nơi sống và thu hái

  • Cây của nhiệt đới châu Mỹ, phát tán tự nhiên vào nước ta mọc hoang dại khắp nơi.
  • Cây sinh trưởng phát triển mạnh ở vùng núi cao như Ba Vì , Sóc Sơn ,…..

Thành phần hóa học

  • Toàn cây chứa tinh dầu (0,16% so với dược liệu khô). tỷ trọng 1,109. Chỉ số axit 0,9, chỉ số este 11,2. Người ta nghi trong tinh dầu có cumarin. Lá và hoa chứa 0,02% tinh dầu với mùi nồng khó chịu, tinh dầu này chứa phenol (eugenol) 5% một phenol ester mùi dễ chịu. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là g-cadinen, caryo-phyllen, ageratocromen (1), demethoxy-ageratocromen và một số thành phần khác. Lá chứa stigmast 7-en-3-02, quercetin, kaempferol, acid fumaric, acid cafeic. Trong tinh dầu hoa lá đều có cadinen, caryophyllen, geratocrornen, demetoxygeratocromen và một số thành phần khác.
  • Theo Nguyễn Văn Đàn và Phạm Trương Thị Thọ (1973 Thông báo dược liệu), cây cứt lợn ở Việt Nam chứa 0,7-2% tinh dầu, carotenoid, ít phytosterol, tanin, đường khử, saponin, hợp chất uronic. Hàm lượng saponin thô trong thân và lá (tính theo dược liệu khô kiệt) là 4,7%.
  • Theo Nguyễn Xuân Dũng và cộng sự (J. Ess. 0il Res. L 135-136 May-June,1980) thành phần chủ yếu của tinh dầu gồm precocenI(6- demethoxyageratochromen),precocen II (ageratochromen) và caryophyllen. Ba thành phần này chiếm 77% tinh dầu.

Tác dụng dược lý

  • Năm 1965, y sĩ Điều Ngọc Thực ở Phú Thọ đã phát hiện thấy trong nhân dân dùng cây cứt lợn chữa viêm xoang mũi dị ứng, đã áp dụng trên bản thân và một số người khác thấy tác dụng tốt, Trên cơ sở thực tế kết quả lâm sàng, Đoàn Thị Nhu và cộng sự (0975 Dược học 4 và 5) đã xác định độc tính cấp LD-50 bằng đường uống là 82g/kg.
  • Với liều độ bán mãn dùng trong 30 ngày không thấy gây những biến đổi bất thường đối với các hằng số sinh hoá trong một số xét nghiệm về cơ năng gan và thận. Trên súc vật thí nghiệm thấy có tác dụng chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng phù hợp với những kết quả thu được trên thực tế lâm sàng điều trị viêm mũi cấp và mạn.

Tính vị, tác dụng

Cây cứt lợn có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng và cầm máu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thường được chỉ định dùng làm thuốc chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong các trường hợp:

  • Sổ mũi, viêm xoang mũi, dị ứng cấp và mạn;
  • Chảy máu ngoài do chấn thương, bị thương sưng đau;
  • Mụn nhọt, ngứa lở, eczema. Liều dùng 15-30g cây khô sắc nước uống, hoặc dùng cây tươi giã lấy nước nhỏ. Cũng dùng cây tươi giã đắp vết thương chảy máu, mụn nhọt, eczema, hoặc nấu nước tắm chữa ghẻ, chốc đầu của trẻ em.

Người ta còn dùng Cỏ cứt lợn chữa rong huyết sau khi sinh đẻ, dùng phối hợp với bồ kết nấu nước gội đầu cho thơm và sạch gầu, trơn tóc. Ở Ấn Ðộ, người ta dùng nước ép rễ cây để chữa bệnh sỏi thận. Lá làm thuốc săn da, dùng chữa các vết đứt, vết thương và dùng đắp chữa sốt rét.
Xem thêm: https://tracuuduoclieu.vn/cay-co-hoi-tri-benh-viem-xoang.html

Ðơn thuốc:

  1. Chữa phụ nữ rong kinh sau khi đẻ: dùng 30-50g lá hoa Cỏ cứt lợn tươi giã nhỏ, chế thêm nước, vắt lấy nước cốt uống.
  2. Chữa viêm xoang dị ứng hay viêm tai: cũng giã lá hoa tươi vắt lấy nước, tẩm bông bôi vào mũi bên đau hoặc ngoáy trong lỗ tai. Cũng có thể dùng cành lá khô sắc nước xông mũi và uống.

Nhiều bệnh viện đã sử dụng các chế phẩm của Cỏ cứt lợn để điều trị các chứng viêm xoang mũi mạn tính và dị ứng, có kết quả tốt, không gây tác dụng phụ gì đối với cơ thể người bệnh.

Chú thích:

  • Đừng nhầm cầy cứt lợn nói đây với cây bông ổi (ngũ sắc) và cây hy thiêm nhiều nơi cũng gọi là cây cứt lợn.
  • Một số người thấy cây cứt lợn này có tác dụng tốt, nhưng tên lại xấu xí cho lên đã gọi cây này là cây ngũ sắc, ngũ vị hay còn gọi là cây bông ổi. Vậy chú ý tránh nhầm lẫn, dùng sẽ không thấy có tác dụng mong muốn.

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Vui lòng để lại đánh giá của bạn nhé!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượng tham gia đánh giá: 0

Hiện bài viết chưa có đánh giá nào! Bạn hãy là người đầu tiên nhé.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Bài viết liên quan

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Hoa đu đủ đực
>