10 November 2022

0 bình luận

Cơm Rượu

10 November 2022

Tác giả: thuc


0
(0)

Cơm Rượu

Tên tiếng Việt: Cơm rượu, Bưởi bung

Tên khoa học: Glycosmis pentaphylla (Retz.) Correa.

Họ: Cam (Rutaceae)

Công dụng: Lá chữa sản hậu ứ huyết; dùng ngoài chữa mụn nhọt, chốc lở, rắn cắn. Rễ chữa tê thấp, kích thích tiêu hóa. Ở Ấn Độ dùng làm thuốc chữa ho, tê thấp, thiếu máu, vàng da.

 

 

 

Mô tả

  • Cây nhỏ hay cây nhỡ, mọc thành bụi, cao 3 – 5m. Cành màu lục pha tím đỏ.
  • Lá kép dài tới 30 cm, có 1 – 5 lá chét mọc so le, ít khi mọc đối, hình mác thuôn, dài 6 – 16 cm, rộng 2 – 5 cm, mép nguyên hoặc có răng cưa không rõ, gốc tròn, đầu nhọn, mặt trên bóng nhẵn… mặt dưới vàng nhạt.
  • Cụm hoa mọc thành chùm tán ở đầu cành, ngắn hơn lá; hoa nhỏ màu trắng, nhẵn, lá đài 5, rất ngắn, hình tròn, cánh hoa thuôn nhẵn, nhị 10, có 5 cái dài gần bằng cánh hoa, bầu nhẫn có 5 ô.
  • Quả mọng, hình cầu, khi chín màu hồng trong, ăn được.
  • Mùa hoa quả: tháng 11 – 3

Phân bố, sinh thái

Chi Glycosmis Correa gồm các loài cây gỗ nhỏ hoặc gỗ nhỡ, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và ẩm nhiệt đới châu Á (các nước Đông Nam Á, Nam Trung Quốc và Ấn Độ) và Australia. Ở Việt Nam có 20 loài, trong đó cơm rượu là cây có vùng phân bố phổ biến ở hầu hết các tỉnh, từ đồng bằng, trung du (tập trung nhất) đến vùng núi thấp dưới 1000 m.

Cơm rượu là cây ưa sáng, ưa ẩm có thể hơi chịu bóng và khô. Cây thường mọc lẫn với các loại cây bụi khác trong các lùm bụi quanh làng, bờ nương rẫy hoặc ở đồi. Cây mọc ở vùng thấp thường xanh tốt quanh năm. Ở vùng núi cao khoảng 1000m, cây có hiện tượng rụng lá mùa đông.

Bộ phận dùng

Cành, lá, rễ cơm rượu thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô..

Thành phần hóa học:

  • Cơm rượu chứa nhiều alcaloid : dictamin, skimiamin, kokusaginin, noracromycin, arborin, arborinin, glycosminin (Đỗ Tất Lợi, 1976), acid glycoric (CA 125: 110305k).
  • Hoa chứa các alcaloid : arborin, arborinin, skimiamin, glycorin, glycosmin và một amid là methylaminobenzamid (CA 125: 79349b).
  • Rễ chứa glycozolicin, 3 – formylcarbazol và glycosinin (CA 117: 147 198p).

Tác dụng dược lý:

Cơm rượu có tác dụng ức chế sự phát triển của các chủng vi khuẩn: tụ cầu khuẩn vàng, liên cầu khuẩn tan máu, Bacillus subtilis. Những base quinazolin có trong cơm rượu có liên quan đến công dụng chữa sốt của dược liệu này trong y học dân gian Ấn Độ.

Cơm rượu được nghiên cứu về tác dụng chống tiêu chảy trên mô hình gây tiêu chảy thực nghiệm ở chuột cống trắng. Những cao chiết với nước, xăng, cloroform và ethanol của vỏ rễ cơm rượu được thử nghiệm về tác dụng trên hiệu suất thải trừ phân, về tác dụng đối với tiêu chảy gây thực nghiệm bằng dầu thầu dầu, và sự tích dịch ở ruột gây bằng magnesi sulfat. dùng 8 – 20g dạng thuốc sắc. Lá sao vàng, sắc đặc, cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ để kích thích tiêu hóa, làm ăn ngon miệng. Ngày dùng 6 – 16g, sắc uống.

Trong y học dân gian Ấn Độ, cây cơm rượu được dùng trị ho, thấp khớp, thiếu máu, tiêu chảy, vàng da

Thử nghiệm về độc tính, cấp tính cho thấy cơm rượu có phạm vi an toàn rộng.

Tính vị, công năng

Rễ cơm rượu có vị đắng, cay, tính ấm, có tác dụng hành ứ, hoạt huyết, tiêu sưng, giảm đau, trừ thấp.

Công dụng

Rễ cơm rượu được dùng chữa phong thấp, chân tay nhức mỏi, bán thân bất toại, tích huyết tử cung ở phụ

Nước ép lá có vị đắng, dùng chữa sốt, bệnh về gan và trị giun. Một ít bột nhão từ lá cơm rượu và gừng giã nát đắp trị eczema và bệnh về da. Nước sắc rễ chữa sưng mặt. Những cành nhỏ có sợi có tác dụng làm săn và được dùng ở một số vùng ở Ấn Độ để chải răng.

Bài thuốc có cơm rượu

  1. Chữa phụ nữ kém ăn, vàng da sau khi sinh đẻ: Lá cơm rượu sao vàng 10g. Sắc, chia 2 lần uống trong ngày.
  2. Chữa phụ nữ sau khi sinh đẻ bị tích huyết tử cung, ăn chậm tiêu, bụng chướng: Rễ, lá và cành cơm rượu, mỗi thứ 40g, sao qua, tán nhỏ, rồi sắc đặc uống vào lúc đói, ngày 3 lần, khi uống thêm khoảng 30 ml rượu trắng.
  3. Chữa phong thấp, đau nhức mình mẩy và khớp xương: Rễ cơm rượu, rễ cốt khí, rễ cỏ xước, rễ độc lực, củ kim cang, dây đau xương, hoa kinh giới, xuyên tiêu, mỗi thứ 20g, sắc đặc uống. Nếu tay chân đau nhức, co cứng khó cử động, thêm uy linh tiên, rễ gắm, thiên niên kiện. Nhức xương nhiều, thêm rễ tầm xuân và dây cà gai leo, mỗi vị 20g.
  4. Chữa mụn ổ gà mọc ở bẹn nách, thối loét lâu ngày: Lá cơm rượu, lá ổi, lá thổ phục linh mỗi thứ một nắm. Cả 3 vị rửa sạch, thái nhỏ, chưng lên lấy lá chuối non hơ nóng cho mềm, gói thuốc lại, to nhỏ tùy theo mụn nhọt. mặt nào định đặt lên mụn thì châm nhiều lỗ cho nước thuốc từ lá chưng nóng dễ thấm vào mụn.
  5. Chữa mụn nhọt , chốc lở, rắn cắn: Lá cơm rượu  tươi 30-40g giã đắp hoặc nấu nước tắm.

Nguồn: Cây  thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam.

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Vui lòng để lại đánh giá của bạn nhé!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượng tham gia đánh giá: 0

Hiện bài viết chưa có đánh giá nào! Bạn hãy là người đầu tiên nhé.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Bài viết liên quan

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Hoa đu đủ đực
>