10 November 2022

0 bình luận

Cốt khí muồng

10 November 2022

Tác giả: thuc


0
(0)

Cốt khí muồng

Tên tiếng Việt: Cốt khí muồng, Muồng lá khế, Muồng tây, Vọng giang nam, Muồng hoàng yến, Muồng hòe, Cốt khí hạt, Nhả pẻ po (Tày), Co nhả pẻ vài (Thái)

Tên khoa học: Senna occidentalis (L.) Link

Tên đồng nghĩa: Cassia occidentalis L.

Họ: Caesalpiniaceae (Vang)

Công dụng: Chữa tê thấp, bệnh ngoài da, hậu sản, táo bón, lỵ, khó tiêu (Hạt). Viêm đường tiết niệu (Thân,lá).

 

 

Mô tả

  • Cây bụi cao 1-2m, nhẵn, thơm.
  • Lá kép lông chim gồm 5-8 đôi lá chét hình trái xoan.
  • Hoa màu vàng mọc thành chùm ở nách lá hay đầu cành.
  • Quả đậu dẹp, hẹp, hơi cong, dài 15cm, thắt lại giữa các hạt, chứa 10-20 hạt dẹt, cứng, nhẵn bóng.
  • Mùa ra hoa: tháng 9.

Bộ phận dùng

Hạt – Semen Cassiae Occidentalis, thường gọi là Vọng giang nam. Rễ, thân, lá cũng được dùng.

Nơi sống và thu hái

Loài liên nhiệt đới, mọc hoang ven đường, các bãi cỏ, và cũng được trồng. Gieo hạt vào mùa xuân. Khi cây trưởng thành, người ta thu hái thân và lá vào mùa hè và thu, phơi khô dùng dần. Thu hái quả chín, phơi khô, đập lấy hạt.

Thành phần hoá học

Trong cây có các hợp chất anthraquinon. flavonoit và chất nhầy; còn có một albumin độc. Trong hạt có physcion, physcion -l- glucosid, 1,8-dihydroxy-2-methyl anthraquinon và N-methylmorpholin. Trong lá có rất ít oxymethyl anthraquinon. Hoa chứa physcion, emodin, physcion-l-glucosid. Trong rễ có chrysophanol, physcion, emodin, islamdicin, helminthosporin. Từ lá đã phân lập được 2 flavonoit. Trong hạt có 36% chất nhầy thuộc loại galactomannon.

Tính vị, tác dụng

Cốt khí muồng có vị đắng, tính bình, hơi có độc. Hạt thanh nhiệt, làm sáng mắt, tiêu viêm, làm dễ tiêu hóa, nhuận tràng. Lá và thân tiêu viêm, giải độc. Rễ khư phong thấp.

Công dụng

  • Chỉ định và phối hợp hạt được dùng trị
  • Huyết áp cao, đau đầu, gan nóng đau mắt
  • Táo bón thường xuyên, lỵ, đau dạ dày, ăn uống khó tiêu
  • Viêm ruột cam tích. Liều dùng 10-15g, dạng thuốc sắc. Thân và lá dùng ngoài trị rắn cắn và sâu bọ đốt. Lá khô tán bột và hãm uống trị sung huyết phổi. Thân lá hãm uống hay sắc uống trị nhiễm trùng đường tiết niệu. Dùng ngoài lấy thân, lá giã nát đắp.

Đơn thuốc:

  1. Huyết áp cao, đau đầu, táo bón; dùng hạt Cốt khí muồng 15-30g rang và xay, nấu nước uống.
  2. Đau đầu kéo dài; dùng 30g lá Cốt khí muồng, 240g thịt lợn nạc, thêm muối, nấu ăn như canh.

Ghi chú: Phụ nữ có mang không nên dùng.

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Vui lòng để lại đánh giá của bạn nhé!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượng tham gia đánh giá: 0

Hiện bài viết chưa có đánh giá nào! Bạn hãy là người đầu tiên nhé.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Bài viết liên quan

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Hoa đu đủ đực
>