10 November 2022

0 bình luận

Củ nâu

10 November 2022

Tác giả: thuc


0
(0)

Củ nâu

Tên tiếng Việt: Củ nâu, Củ nầng, Dây tẽn, Plé (Kho), Đâu (Tày)

Tên khoa học: Dioscorea cirrhosa Lour.

Họ: Dioscoreaceae (Củ nâu)

Công dụng: Chữa mụn nhọt, cầm máu, ỉa chảy, lỵ (Rễ củ tán bột hoặc sắc uống).

 

 

Mô tả

  • Dây leo thân nhẵn, ở gốc rất nhiều gai.
  • Lá mọc cách ở gốc, mọc đôi ở ngọn.
  • Hoa mọc thành bông.
  • Củ ở trên mặt đất, tròn, vỏ sần sùi, màu xám nâu, thịt đỏ hay hơi trắng.

Mặc dù tên khoa học chỉ xác định có một nhưng trên thực tế người ta thấy có mấy loại củ nâu:

  • Củ nâu dọc đỏ: củ xám vàng nhạt, vỏ không sần sùi, nhựa màu đỏ nhạt. Loại củ nâu này nhuộm vải cho màu bóng.
  • Củ nâu dọc trai hay củ nâu dọc dựa: vỏ thường bị nứt, màu nâu xám nhạt, nhựa đỏ hơn loại trên.
  • Củ nâu trắng hay củ nâu tẻ: vỏ củ có rãnh, màu nâu đỏ nhạt, nhựa màu vàng nhạt hơi hồng; người ta thường dùng loại củ nâu này để nhuộm những nước đầu tiên rồi mới nhuộm những loại củ nâu đỏ nói trên vì người ta cho rằng loại củ nâu này làm cho vải thêm dày và bền .

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Củ nâu mọc hoang tại hầu hết những vùng rừng núi ở nước ta, nhiều nhất tại các tỉnh Lào Cai, Quảng Ninh (Quảng Yên), Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hà Tây, Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Nghệ Anv.v… Còn được khai thác ở Lào.
  • Trước đây có một số vùng người ta thử trồng bằng những củ con và cho cây mọc leo lên những cây khác hay dùng cọc cho leo.
  • Trước đây củ nâu được dùng rất nhiều trong nước (vì hầu hết nông dân ta đều mặc quần áo nhuộm màu nâu). Hằng năm chúng ta còn xuất từ 5.000 đến 8.000 tấn sang Trung Quốc. Những năm gần đây vai trò củ nâu để nhuộm quần áo bị những thuốc nhuộm tổng hợp cạnh tranh, nhưng vẫn còn được sử dụng để nhuộm lưới, một số ít dùng nhuộm vải.

Thành phần hóa học

Ngoài tanin ra trong củ nâu chứa một lượng lớn tinh bột cho nên trong những năm đói hồi Pháp thuộc trước đây, một số vùng người ta dùng để ăn.

Tính vị, công năng

Củ nâu có vị ngọt, chát, tính bình không độc.

Công dụng

  • Củ Nâu chữa tiêu chảy, kiết lỵ, các chứng tích tụ hòn cục trong bụng, xích bạch đới, băng huyết, chảy máu tử cung, ho ra máu, thổ huyết, đái ra máu. Ngày 10-15g, sắc uống. Dùng ngoài trị bỏng, đòn ngã tổn thương, bị thương chảy máu, viêm da mủ.
  • Trong sinh hoạt, củ Nâu dùng nhuộm vải, làm vải cứng có độ bền cao. Có thể dùng ăn nhưng phải gọt vỏ ngoài, ngâm nhiều nước và thay nước nhiều lần cho hết hoặc giảm chất chát, rồi luộc ăn.

Bài thuốc có củ Nâu

1. Chữa tiêu chảy, kiết lỵ

  • Củ Nâu thái mỏng, phơi hoặc sấy khô, ngày 10-20g, sắc chia 2-3 lần uống trong ngày. Có thể tán bột uống, mỗi lần 2-3g, ngày 2-4 lần.

2. Chữa khí hư

  • Củ Nâu 20g sao đen, Mẫu lệ 12g, Ích tri nhân 12g, Bạch đồng nữ 20g, Đảng sâm 40g, Kim anh 12g, Thân khương (Gừng đốt cháy) 8g. Sắc chia 2 lần uống trong ngày.

3. Thuốc bó gãy xương

  • Củ Nâu tươi, giã nát, đắp bó, băng nẹp (Sau khi đã nắn xương trở lại bình thường)

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Vui lòng để lại đánh giá của bạn nhé!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượng tham gia đánh giá: 0

Hiện bài viết chưa có đánh giá nào! Bạn hãy là người đầu tiên nhé.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Bài viết liên quan

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Hoa đu đủ đực
>