10 November 2022

0 bình luận

Dâm xanh

10 November 2022

Tác giả: thuc


0
(0)

Dâm xanh

Tên gọi khác: Chim chích, bông rìa, thanh quan.

Tên khoa học: Duranta repens L.

Họ: Cỏ roi ngựa (Verbenaceae)

Công dụng: chữa sốt rét, chấn thương, đau ngực, trị mụn nhọt, viêm da, áp xe, chấn thương tụ máu, bầm tím.

 

Mô tả

  • Cây nhỏ, thường xanh. Cành mảnh, sống dựa hoặc leo, đôi khi có gai do cành nhỏ biến đổi, lúc đầu có lông, sau nhẵn.
  • Lá mọc so le, hình bầu dục hoặc trái xoan, dài 2 – 5 cm, rộng 0,8 – 2 cm, gốc tròn, đầu hơi nhọn, mép nguyên hoặc hơi khía răng ở gần đầu lá, hai mặt có lông rải rác, cuống lá dài 4-5 mm.
  • Cụm hoa mảnh, mọc ở đầu cành thành bông buông thõng, dài khoảng 20 cm, hoa màu xanh lơ tím; đài có lông tơ mịn, dài 6 mm, ống đài có 5 sống dọc tràng chia 2 môi, dài 10 – 12 mm, có lông tơ và lông dài có tuyến, ống tràng dài 7 – 8 mm; nhị 4 không đều, thụt; bầu nhăn có 4 ô.
  • Quả thật, hình cầu, bao bọc bởi đài, khi chín màu vàng, nhẵn bóng: hạt 8.
  • Mùa ra  hoa: tháng 5 – 6; mùa quả: tháng 7 – 8.

Phân bố, sinh thái

Chi Duranta L. chỉ có một loài ở Việt Nam là dâm xanh.

Dâm xanh vốn có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ, sau được du nhập khắp nơi. Ở Việt Nam hiện nay, cây không rõ xuất xứ từ đâu, chỉ biết rằng cây đã được nhân dân trồng làm hàng rào từ rất lâu và đã trở nên hoang dại hoá ở vùng đồi trung du và trong các lùm bụi quanh làng ở đồng bằng Bắc Bộ.

Dâm xanh là cây ưa sáng, ưa ẩm và cũng có thể chịu được hạn do có bộ rễ phát triển. Cây sống được trên nhiều loại đất, kể cả ở vùng đất cát ven biển. Dâm xanh được trồng bằng cành, sau một năm đã ra hoa quả; các năm sau nhiều hơn, nhất là những nơi mọc được chiếu sáng nhiều.

Bộ phận dùng

Quả và là

Thành phần hoá học

Cây dâm xanh chứa β – sitosterol và acid ursolic (Compendium of Indian Medicinal Plants vol. 1 (1960 – 1969). 1999).

Lá chứa scutellarein và pectolinarigenin.

Quả chứa acid oleanolic, methyl p – methoxycinnamat, methyl p – hydroxycinnamat và durantosid IV.

  • Cây dâm xanh còn có lamid và 3 chất iridoid – durantosid I, II và III, durantosid IV tetraacetat, durantosid I tetraacetat, pentaacetat và durantosid II tetraacetat (Compendium of Indian Medicinal Plants II (1970 – 1979), 1999].

Tính vị, công năng

Quả dâm xanh có vị ngọt, hơi cay, tính nóng, hơi có độc, có tác dụng hạ sốt, lợi tiểu.

Lá hoạt huyết và tiêu sưng.

Công dụng

Quả được dùng để chữa sốt rét, chấn thương, đau ngực. Liều dùng 15 – 30g quả tươi, nghiền nát, ép lấy dịch uống. Để chữa sốt rét, có thể lấy quả, phơi khô, nghiền thành bột mịn, làm thành viên. Mỗi lần uống 0,5 – 1g, ngày 3 lần.

Lá tươi, giã nát, đắp để trị mụn nhọt, viêm da, áp xe, chấn thương tụ máu, bầm tím.

  • Ở Ấn Độ, nhân dân cũng dùng dịch quả dầm xanh để diệt bọ gậy muỗi, ấu trùng sâu bọ ở ao, hồ, đầm lầy.

Bài thuốc có dâm xanh

Chữa mụn nhọt, viêm da, áp xe:

Lấy một lượng lá tươi vừa đủ, giã nát, thêm đường phèn với lượng bằng 1/10, trộn đều hơ nóng, đắp lên chỗ tổn thương.

Chữa chấn thương đau ngực:

Lấy 15g quả tươi, giã nát, trộn với rượu, hơ nóng, chườm rồi đắp lên chỗ đau.

Chú ý: Dâm xanh có độc, phụ nữ có thai không dùng.

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Vui lòng để lại đánh giá của bạn nhé!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượng tham gia đánh giá: 0

Hiện bài viết chưa có đánh giá nào! Bạn hãy là người đầu tiên nhé.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Bài viết liên quan

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Hoa đu đủ đực
>