Dầu nóng
Tên tiếng Việt: Dầu nóng
Tên khoa học: Ostryopsis davidiana Decne.
Họ: Betulaceae ( Cáng lò)
Công dụng: Chữa tê thấp, sưng tấy (Vỏ). Vỏ còn là nguyên liệu để cất tinh dầu, xoa bóp chữa phong thê thấp, đau nhức gân xương.
Mô tả cây
- Cây gỗ to cao 30-35m.
- Lá hình trái xoan, dài 2-5,5cm , đầu nhọn tù, gốc hình tim, mép có răng cưa, lúc còn non gấp nếp theo các gân bên; gân bên 7-9 đôi.
- Hoa đơn tính; hoa đực không có bao hoa; nhị thường 3-5, bao phấn có lông ở đỉnh; hoa cái có lá bắc mỏng, dạng màng, bao hoa mảnh, dính với bầu.
- Quả xếp thành đầu, tổng bao có tai, chia ba ở đầu, có gốc với mép gần dính nhau, khi chín nứt bên.
- Mùa hoa quả: tháng 12-3.
Phân bố, sinh thái
- Dầu nóng phân bố chủ yếu ở vùng cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, chúng chỉ có ở vùng núi.
- Loài dầu nóng mới được phát hiện ở vùng núi Ngọc Linh, Bidup và Langbian với độ cao trên 1500m. Cây rụng lá vào mùa thu – đông. Mùa lá non trùng với mùa hoa.
Bộ phận dùng
Vỏ thân, vỏ rễ.
Thành phần hoá học
Vỏ chứa tinh dầu mùi salicylat methyl.
Công dụng
- Tinh dầu dùng làm thuốc chống viêm, giảm đau. Nhân dân địa phương thường dùng vỏ cây ở dạng tươi, thái nhỏ, ngâm rượu trong 15-20 ngày, càng đặc càng tốt. Hoặc dùng nguyên liệu trên cất tinh dầu rồi pha với rượu. Khi dùng, lấy bông hút nước tẩm thuốc, xoa đều vào chỗ đau rồi nắn bóp chữa tê thấp, gân xương nhức mỏi. Ngày làm hai lần.
- Ở Ấn Độ, người ta dùng nước sắc chồi búp và cành non của cây dầu nóng điều trị những bệnh viêm. Lá có trong thành phần một thuốc trị tiêu chảy. Thuốc hãm từ cây được dùng làm thuốc bổ, trị hen và viêm phế quản mạn tính.