10 November 2022

0 bình luận

Độc họat

10 November 2022

Tác giả: thuc


0
(0)

Độc họat

Tên tiếng việt: Độc hoạt, Đương quy lông

Tên khoa học: Angelica pubescens Ait.

Họ: Apiaceae (Hoa tán)

Công dụng: Chữa phong thấp, trúng phong co quắp, lưng gối mỏi.

 

 

 

Mô tả

  • Cây thân thảo sống lâu năm, cao 1-2m, có khi hơn. Thân nhẵn, hình trụ có rãnh dọc, màu lục hoặc tím nhạt.
  • Lá phía gốc kép 2-3 lần lông chim, dài 15-40cm, lá chét nguyên hình bầu dục hoặc hình trứng hoặc xẻ thùy không đều, mép khía răng, gân lá có lông thưa và mịn; cuống lá to, có bẹ; lá phía trên ít xẻ hơn.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành thành tán kép, có lông mịn màu vàng nâu, lá bắc 1-2 cái, lá bắc nhỏ hình kim; hoa nhỏ, 15-30 cái ở mỗi tán, màu trắng.
  • Quả bế, hình trụ, hình trứng hoặc bầu dục tròn, dẹt, có sống dọc, có dìa ở 2 bên.
  • Mùa hoa: tháng 6-9; mùa quả: tháng 10-12.

Phân bố sinh thái

Độc hoạt xuất xứ từ Trung Quốc, cây được nhập trồng vào Việt Nam ở Sa Pa.

Bộ phận dùng:

  • Rễ đã được phơi hay sấy khô.

Thành phần hóa học

Rễ độc hoạt chứa nhiều chất coumarin: osthol, bergapten, glabralacton, angelol, psoralen, xanthotoxin,…

Tác dụng dược lý

  • Tác dụng làm tăng hàm lượng acetylcholin trong máu thỏ
  • Tác dụng ức chế hoạt tính của cholinesterase trong huyết thanh thỏ
  • Tác dụng giảm đau
  • Tác dụng trên tim ếch cô lập
  • Tác dụng trên huyết áp
  • Tác dụng chống viêm

Tính vị, công năng

Độc hoạt có vị cay, ngọt, hơi đắng, tính bình và kinh can và thận, có tác dụng khu phong hàn, khử thấp, giảm đau.

Công dụng và liều dùng

Độc hoạt chỉ mới thấy dùng trong phạm vi nhân dân.

Độc hoạt dùng trong những trường hợp phong hàn, các khớp xương và lưng gối đau nhức bất kể đau lâu hay mới đau, đau đầu, đau răng. Liều dùng hàng ngày từ 3-6g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu, thường dùng phối hợp với những vị thuốc khác.

Độc hoạt thang chữa các khớp xương đau nhức:

Độc hoạt 5g, đương quy 3g, phòng phong 3g, phục linh 3g, thược dược 3g, hoàng kỳ 3g, cát căn 3g, nhân sâm 2g, cam thảo 1g, can khương 1g, phụ tử 1g, đậu đen 5g, nước 600ml, sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.

Tham khảo thêm một số vị Độc hoạt khác

1. Xuyên độc hoạt:

Radix Angelicae tuhuo là thân rễ và rễ phơi hay sấy khô của cây xuyên độc hoạt (Angelica laxiflora Diels) ờ vùng Hồ Bắc, hoặc cây Angelica megaphylla Diels ở vùng Tứ Xuyên, đều thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae).

2. Hương độc hoạt:

(Radix Angelicae pubescentis) là rễ của cây mao đương quy (Angelica pubescens Maxim) thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae).

3. Ngưu vĩ độc hoạt:

  • (Radix Heraclei hemsleyani) là rễ phơi hay sấy khô của cây độc hoạt đuôi trâu. Ngưu vĩ độc hoạt (Heracleum hemsleyanum Michx) thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae).
  • Cùng với tên ngưu vĩ độc hoạt có nơi còn dùng rễ phơi khô của cây độc hoạt lông mềm, nhuyễn mao độc hoạt-Heracleum lanatum Michx. cùng họ.

4. Cửu nhỡn độc hoạt:

Độc hoạt 9 mắt, (Rhizoma Araliae cordatae) còn gọi là thổ đương quy (trong Bản thảo thập di) hay cửu nhỡn độc hoạt (vùng Tứ Xuyên,Trung Quốc) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây cửu nhỡn độc hoạt (Aralia cordata Thunb) thuộc họ Ngũ gia bì Araliaceae.

Cần chú ý thêm rằng ngoài 4 vị độc hoạt nói trên, còn có nhiều nơi ở Trung Quốc dùng và bán sang ta với tên độc hoạt rễ của nhiều loại thuộc các chi Angelica, Heracleum và Peucedanum khác. Vậy cần chú ý phân biệt.

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Vui lòng để lại đánh giá của bạn nhé!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượng tham gia đánh giá: 0

Hiện bài viết chưa có đánh giá nào! Bạn hãy là người đầu tiên nhé.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Bài viết liên quan

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Sâm Xuyên Đá
>