10 November 2022

0 bình luận

Dơi

10 November 2022

Tác giả: thuc


0
(0)

Dơi

Tên tiếng Việt: Dơi muỗi, Dơi

Tên khoa học: Vespertilio sinensis Peter

Họ: Vespertilionidae

Công dụng: Hoạt huyết, minh mục, trừa cam tích, kinh phong, chống viêm, trị ngứa, mát phổi, giải độc.

 

Mô tả

  • Thân ngắn. Đầu giống đầu chuột, mũi hếch, có lỗ hình bán nguyệt, mắt và miệng nhỏ, tai vểnh mút nhọn. Hai chi trước dài biến đổi thành cánh, các ngón dài nối với nhau bằng một màng da mỏng, nối cả hai chỉ sau với đuôi. Chỉ sau có vuốt cong và sắc dùng để bám khi nghỉ với tư thế treo thân rất đặc biệt. Bộ lông ngắn, mềm, màu xám đen.
  • Nhiều loài dơi khác cũng được sử dụng.

Phân bố, sinh thái

  • Dơi có mặt ở nhiều nước trên thế giới, nhưng số đông ở vùng ấm. Loài dơi muỗi phân bố chủ yếu ở các nước Đông Nam Á, Trung Quốc. Dơi sống hoang theo đàn trong các hang đá, lùm cây có tán lá rộng sum sê ở rừng núi và cả trong các thành phố. Bay rất giỏi, nhưng lại vụng về ở trên mặt đất, ăn côn trùng và quả cây. Ban ngày, dơi nghỉ nằm treo mình trong hang, máu lạnh đi, hơi thở và nhịp tIm giảm hẳn. Khi trời xẩm tối, nó mới bay đi kiếm mồi. Tuy vậy, về mùa đông, dơi có thể ngủ kéo dài cả tuần hoặc cả tháng. Ngày nghỉ, dơi bay kiếm mồi lúc trời xẩm tối.
  • Nhân dân vùng rừng U Minh đã tổ chức nuôi dơi. Họ làm những chiếc chòi cao khoảng 7m, dài 10m, rộng 4m, bên trong có treo 300- 600 tấm lá thốt nốt (dơi rất ưa sống trong đám lá này) để dụ dơi đến ở để lấy phân bón cho cây trồng. Dơi đến khá đông, sinh sôi nảy nở và ỉa nhiều phân. Mỗi ngày, mỗi chòi có thể thu được 30 –40kg phân dơi. Thời gian lấy được nhiều phân kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11.

Bộ phận dùng

  • Phân dơi, tên thuốc trong y học cổ truyền là dạ minh sa hay thiên thử phẩn, biển bức phẩn, là bộ phân dùng chủ yếu của con dơi.
  • Toàn thân con dơi (biển bức hay phục dực) Cũng được dùng theo các sách thuốc cổ.
  • Cách lấy phân dơi. Người ta tìm đến hang dơi, dùng cào và xẻng xúc phân dựng vào bao tải. Đem phân về, loại bỏ tạp chất, phơi khô (cũng làm như vậy đối với phân của dơi nuôi). Khi dùng làm thuốc, phải chế biến phân dơi theo cách sau: Cho phân vào nước sạch, khuấy nhẹ, gạn bỏ chất bẩn nổi lên và một phần nước ở tầng trên. Thêm nước, làm như vậy 3 lần, lần cuối cùng, gạn bỏ hết nước, lấy cặn đem phơi, rồi sao cho thơm.

Thành phần hoá học

Phân dơi chứa 42,5% chất hữu cơ, 4,12% đạm nitơ, acid uric và một ít Vitamin A.

Tính vị, công năng

Theo các sách cổ, phân dơi có vị cay hôi, tính hàn, không độc, vào kinh can, có tác dụng hoạt huyết, minh mục, trừ cam tích, phong kinh. Toàn con dơi có vị mặn, tính bình, có tác dụng ngứa, mát phổi, giải độc.

Công dụng

Phân dơi được dùng trong những trường hợp sau:

  • Chữa đau mắt có màng mộng:

Phân dơi (4 – 6g) sao vàng, tán nhỏ, cho vào gan lợn (lượng đủ ăn). Nấu với nước cho chín nhừ. Ăn cả cái lẫn nước. Hoặc phân dơi sao với gạo nếp (40g) và lá trắc bá (40g) cho khô, tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với nước mật bò vừa đủ làm viên bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 20 viên với nước sắc lá tre trước khi đi ngủ (Nam dược thần hiệu). – Chữa quáng gà, thong manh, mắt khô mờ. Phân dơi sao vàng, nghiền nát, hoà với nước mật lợn, làm viên bằng hạt đỗ xanh. Ngày uống 4– 6 viên với nước cơm hay nước cháo.

Dạ minh Sa (5g, gói vào miếng vải) phối hợp với cốc tinh thảo (6g), thảo quyết minh(10g), mật mông hoa( 6g), cam thảo (3g), sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 3 lần trong ngày.

  • Chữa trẻ em da xanh, gầy còm, bụng to, có giun, mắt nhiều dủ, hôi mồm, phân có mùi khắm (cam tích:)

Phân dơi (20g), mai mực (16g), thanh đại (12g), hạt gấc (12g), sử quân tử (8g), nga truật (8g), cốc tinh thảo (8g). Phân dơi (chế biến như trên), mai mực (ngâm nước vôi, rửa sạch, nướng qua, bỏ vỏ cứng), hạt gấc (bỏ vỏ lấy nhân, sao cháy), nga truật (thái mỏng, sao vàng), sử quân tử (bỏ vỏ lấy nhân, cắt hai đầu và bóc màng lụa, Sao vàng), cốc tinh thảo (sao vàng). Tất cả tán bột, rây mịn, luyện với viên bằng hạt đỗ xanh, sấy khô.

Trẻ em 1- 3 tuổi, mỗi lần uống 15- 20 viên; 4- 7 tuổi, 20-30 viên; 8-12 tuổi trở ên 30- 40 viên. Ngày hai lần, uống với nước nóng hoặc nước cơm. Kiêng kỵ: Trường hợp cơ thể suy nhược, hư hàn, ăn không tiêu, tiêu chảy, không nên dùng (Kinh nghiệm của Lê Văn Quảng-Thanh Hoá).

Hoặc phân dơi (8g), sử quân tử (40g), cúc hoa (40g), uy linh tiên (20g), cốc tinh thảo (12g), ý dĩ (80g), hồ tiêu (8g). Tất cả sao vàng, tán bột mịn. Trẻ em. 1- 2 tuổi, mỗi lần uống 2g, 3-5 tuổi: 4– 6g, 6– 10 tuổi: 6- 8g. Ngày 2-3 lần, uống với nước cơm. Nếu cam mắt nặng, lấy gan gà băm nhỏ trộn với thuốc, gói vào lá chuối, hấp chín mà ăn. Kiêng các chất cay, nóng. (Kinh nghiệm của bà Trần Thị Thái – Thái Bình).

  • Toàn con dơi đốt thành than, tán nhỏ, uống với nước cơm, chữa phổi nóng, ho hen lâu ngày (Nam dược thần hiệu).
  • Ở Trung Quốc, để chữa viêm khí quản mạn tính:

Người ta lấy dơi (1 con), cạo lông, mổ bụng, bỏ ruột gan, cắt đầu và móng. cho vào bụng một ít đường trắng. Hấp cách thuỷ cho thịt thật nhừ. Ăn cả cái lẫn nước (có thể chỉ uống nước cũng được). Hoặc ninh nhừ thịt dơi với dầu vừng (250ml), bỏ thịt, chia làm 3 ngày, nấu với rau mà ăn

Cũng với công dụng trên, có thể lấy con dơi sao tồn tính, tán bột. Ngày hai lần, mỗi lần uống 2,5- 5g với nước đường phèn. Ở Ấn Độ , thịt của một giống dơi địa phương sử dụng như một loại thức ăn chống bệnh đái đường. Mỡ dơi là thuốc chữa tê thấp.

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Vui lòng để lại đánh giá của bạn nhé!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượng tham gia đánh giá: 0

Hiện bài viết chưa có đánh giá nào! Bạn hãy là người đầu tiên nhé.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Bài viết liên quan

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Hoa đu đủ đực
>