10 November 2022

0 bình luận

Đồi mồi

10 November 2022

Tác giả: thuc


0
(0)

Đồi mồi

Tên tiếng việt: Đồi mồi, đại mạo, văn giáp.

Tên khoa học: Eretmochelys imbricata L.

Họ:

Công dụng: Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa bệnh nhiệt, mê sảng, kinh giản, ung nhọt, sưng tấy, nốt đậu hãm đen.

 

Mô tả con vật

  • Đồi mồi là một loài rùa biển khá lớn, đường kính thân từ 60-80cm, trên lưng phủ những vảy màu hung nâu điểm thêm những đốm vàng óng ánh, bên ngoài trơn bóng, tất cả 13 vảy chính 25 vảy ở dìa.
  • Hàm trên quắp cong trùm lên hàm dưới, dìa hàm có răng nhỏ, bốn chân biến đổi thành bốn vây giống như hình cái bơi chèo, ngón chân ẩn sâu trong vây và không có vuốt. Chân trước lớn hơn chân sau.
  • Con già có vảy dày, màu tươi sáng, con non vảy mỏng màu xám tro.
  • Thức ăn của đồi mồi là tôm cá và rong biển. Đến mùa sinh sản (khoảng tháng 3-4) đồi mồi đực và đồi mồi cái giao hợp ở tầng mặt nước biển, sau đó ban đêm con cái lên bãi cát tìm ổ đẻ ở những nơi kín đáo vắng người qua lại và thường xuyên có nước triều ngập khoảng vài giờ trong một ngày. Đồi mồi thường hay tìm đến các bãi đã đẻ cũ. Khi đã tìm được chỗ rồi, đồi mồi dùng cái vây (chân) đào một hố sâu khoảng 50cm làm ổ, rồi đẻ trứng vào đó. Đẻ xong đồi mồi mẹ lấy cát phủ lên trên. Mỗi vụ đẻ, đồi mồi đẻ làm ba đợt: đợt 1: 60-80 trứng, đợt 2: 50-60 trứng, đợt 3: 45-60 trứng. Trứng ở trong ổ được sưởi nóng bằng nhiệt lượng mặt trời, sau chừng một tháng thì nở thành đồi mồi con. Lúc này đồi mồi có đường kính thân khoảng 4-5cm, chúng bỏ ổ trên cạn và bò xuống dưới biển. Khoảng 6 năm sau đồi mồi có thể bắt đầu sinh sản được.

Phân bố, thu bắt và chế biến

  • Đồi mồi sống chủ yếu ở những vùng biển ấm nhiệt đới và gần nhiệt đới. ở nước ta đồi mồi có cả ở miền Bắc và miền Nam, nhưng miền Nam nhiều hơn. Còn thấy ở miền biển Trung Quốc (Đài Loan, Quảng Đông) Nhật Bản và Ấn Độ Dương. Tại nhiều nơi (Hà Tiên, Phú Quốc, Cát Bà) người ta còn tổ chức nuôi đồi mồi để lấy thịt và trứng ăn, ngoài ra còn bóc lấy vảy dùng làm đồ mỹ nghệ và làm thuốc.
  • Một con đồi mồi có thể cho tới 5kg vảy, muốn lấy vảy người ta ngâm đồi mồi vào nước sôi, tức thì vảy tự tuốt ra. Vảy dài chừng 10-30cm, dày khoảng 0,15mm. Vảy màu hung nâu đốm vàng và dày, thuộc loại quí nhất; thứ màu đen, mỏng kém giá trị hơn. Hiện nay vảy đồi mồi ngày càng hiếm, người ta đã làm giả vảy đồi mồi bằng nhựa tổng hợp, nhưng nhựa có màu sắc và độ bền kém xa vảy thật. Để có đồi mồi người ta thường rình bắt chúng vào ban đêm hoặc đánh lưới, hoặc săn đuổi chúng ở dưới nước rồi dùng xiên đâm.
  • Ở Ấn Độ lại có tập quán “câu” đồi mồi bằng cá ép. Cá ép là một loại cá biển có giác lưng bám được rất chắc. Chúng có tập tính thích sống bám trên lưng đồi mồi. Lợi dụng đặc điểm này, người ta buộc cá ép vào đầu một dây câu rồi thả xuống biền. Cá ép bơi đì tìm đồi mồi rồi dùng giác lưng bám chặt vào đồi mồi. Lúc đó chỉ việc kéo cá ép lên là được cả đồi mồi.
  • Trong mỹ nghệ người ta nhúng vảy vào nước sôi cho mềm rồi gọt, cắt, mài và uốn cong thành những đồ dùng khác nhau như lược, dây đồng hồ v.v… Làm thuốc người ta đẽo thành từng lát mỏng rồi sắc uống hay tán bột mà uống hay làm thành viên mà uống.

Thành phần hóa học

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu.

Công năng, tính vị

Đồi mồi có vị ngọt, tính hàn, không độc, vào hai kinh tâm và can, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, an thần

Công dụng, liều lượng

  • Thịt đồi mồi được dùng chữa ngộ độc, thần kinh suy nhược, đại tiện bất thường, kinh nguyệt không đều. Dạng dùng thông thường là nấu ăn chín, hằng ngày. Thuốc thích hợp cho người tạng nhiệt.
  • Những người tạng hàn, đàn bà có thai không nên dùng.
  • Vảy đồi mồi chữa kinh phong trẻ em, sốt cao, cô giật, mê sảng, ung nhọt. Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.
  • Trứng đồi mồi chữa kiết lỵ. Ngày dùng 2-3 quả.

Hiện nay, số lượng đồi mồi đã giảm rất nhiều do săn bắt quá mức để lấy vảy làm mỹ nghệ, dùng xuất khẩu, lấy trứng ăn. Do đó, đồi mồi đã được ghi Sách Đỏ cần được bảo vệ.

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Vui lòng để lại đánh giá của bạn nhé!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượng tham gia đánh giá: 0

Hiện bài viết chưa có đánh giá nào! Bạn hãy là người đầu tiên nhé.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Bài viết liên quan

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Hoa đu đủ đực
>