Học thuyết âm dương là 1 triết lý của người xưa, được xây dựng qua sự quan sát lâu dài các sự vật trong thế giới tự nhiên. Học thuyết ấy được vận dụng vào y học cổ truyền với mục đích nói lên nguồn gốc phát sinh phát triển của con người, của sức khỏe, bệnh tật, mối quan hệ của con người với thiên nhiên xã hội, các tạng phủ tổ chức trong cơ thể cũng như mối quan hệ phức tạp giữa các hiện tượng sinh lý và bệnh lý của con người.
Học thuyết âm dương được coi là môn học cơ sở của y học cổ truyền.
Học thuyết âm dương được coi là môn học cơ sở của y học cổ truyền.
Định nghĩa
Học thuyết âm dương là nền tảng tư duy nhận thấy sự vật luôn luôn có mâu thuẫn, nhưng thống nhất với nhau, không ngừng vận động, biến hóa để phát sinh, phát triển và tiêu vong gọi là học thuyết âm dương.
Từ lý luận đến thực hành, trong chẩn đoán bệnh cũng như chữa bệnh, bào chế thuốc và dùng thuốc tất cả đều dựa vào học thuyết âm dương.
Từ lý luận đến thực hành, trong chẩn đoán bệnh cũng như chữa bệnh, bào chế thuốc và dùng thuốc tất cả đều dựa vào học thuyết âm dương.
1. Nội dung học thuyết âm dương
Âm và dương là tên gọi đặt cho 2 yếu tố cơ bản của một vật, 2 cực của một quá trình vận động và 2 nhóm hiện tượng có mối liên quan biện chứng với nhau.
• Tính cơ bản của âm: Ở phía dưới, ở bên trong, yên tĩnh có xu hướng tích tụ.
• Tính cơ bản của dương: Ở phía trên, ở bên ngoài, hoạt động có xu hướng phân tán.
• Tính cơ bản của âm: Ở phía dưới, ở bên trong, yên tĩnh có xu hướng tích tụ.
• Tính cơ bản của dương: Ở phía trên, ở bên ngoài, hoạt động có xu hướng phân tán.
Dựa vào những thuộc tính cơ bản, người ta phân định tích chất âm dương cho các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội như sau:
2. Các quy luật cơ bản của học thuyết âm dương
2.1. Âm dương đối lập:
Âm dương là 2 từ dùng để chỉ 2 mặt đối lập mà chế ước lẫn nhau của mỗi sự vật.
Đối lập là sự mâu thuẫn, chế ước và đấu tranh giữa 2 mặt âm dương
Vd: Ngày Đêm
Nước Lửa
Ức chế Hưng phấn
Khỏe Yếu
Đối lập là sự mâu thuẫn, chế ước và đấu tranh giữa 2 mặt âm dương
Vd: Ngày Đêm
Nước Lửa
Ức chế Hưng phấn
Khỏe Yếu
2.2. Âm dương hỗ căn
Âm dương cùng 1 cội nguồn, nương tựa giúp đỡ lẫn nhau như vật chất và năng lượng. Cả 2 mặt đều là quá trình phát triển tích cực của sự vật không thể đơn độc phát sinh – phát triển được.
Vd: Cơ năng hoạt động (dương) phải có sự cung cấp của chất dinh dưỡng (âm) chất dinh dưỡng (âm) phải nhờ sự hoạt động của cơ năng (dương) mới trở thành chất hữu dụng để nuôi tạng phủ và cứ như thế không ngừng.
Vd: Có sinh thì có tử hoặc có trong thì có ngoài.
Vd: Cơ năng hoạt động (dương) phải có sự cung cấp của chất dinh dưỡng (âm) chất dinh dưỡng (âm) phải nhờ sự hoạt động của cơ năng (dương) mới trở thành chất hữu dụng để nuôi tạng phủ và cứ như thế không ngừng.
Vd: Có sinh thì có tử hoặc có trong thì có ngoài.
2.3. Âm dương tiêu – trưởng
Tiêu là mất đi, Trưởng là sự phát triển: Nói lên sự vận động không ngừng, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa 2 mặt âm dương. Như khí hậu 4 mùa trong năm luôn thay đổi từ lạnh sang nóng, từ nóng sang lạnh. Từ lạnh sang nóng là quá trình “âm tiêu dương trưởng” và từ nóng sang lạnh là quá trình “dương tiêu âm trưởng” do đó có khí hậu mát, lạnh, ấm, và nóng biểu thị khí hậu của 4 mùa: xuân – hạ – thu – đông.
2.4. Âm dương bình hành
Hai mặt âm dương tuy đối lập, vận động không ngừng, nhưng luôn luôn lập lại được thế cân bằng, thế bình quân giữa 2 mặt.
Bình hành là cân bằng cùng tồn tại, sự cân bằng âm dương là sự cân bằng động và cân bằng tĩnh. Nếu sự cân bằng âm dương bị phá vỡ thì sự vật có nguy cơ bị tiêu vong.
* Tóm lại: 4 quy luật cơ bản của âm dương nói lên sự mâu thuẫn, thống nhất, vận động và nương tựa lẫn nhau của vật chất .
Bình hành là cân bằng cùng tồn tại, sự cân bằng âm dương là sự cân bằng động và cân bằng tĩnh. Nếu sự cân bằng âm dương bị phá vỡ thì sự vật có nguy cơ bị tiêu vong.
* Tóm lại: 4 quy luật cơ bản của âm dương nói lên sự mâu thuẫn, thống nhất, vận động và nương tựa lẫn nhau của vật chất .
3. Biểu tượng của học thuyết âm dương
– Một hình tròn to: Vật thể thống nhất.
– Bên trong có 2 phần đen và trắng ( âm và dương đối lập).
– Trong phần trắng có 1 vòng đen, trong phần đen có 1 vòng trắng (trong dương có âm, trong âm có dương).
– Diện tích 2 phần đen trắng bằng nhau được phân đôi bằng một đường sin (âm dương cân bằng trong sự tiêu tưởng).
– Bên trong có 2 phần đen và trắng ( âm và dương đối lập).
– Trong phần trắng có 1 vòng đen, trong phần đen có 1 vòng trắng (trong dương có âm, trong âm có dương).
– Diện tích 2 phần đen trắng bằng nhau được phân đôi bằng một đường sin (âm dương cân bằng trong sự tiêu tưởng).
4. Ứng dụng học thuyết âm dương vào y học:
* Âm dương trong tự nhiên
Âm: Đất, Mặt trăng, Nước, Dưới, Trong, Lạnh, Số âm
Dương: Trời, Mặt trời, Lửa, Trên, Ngoài, Nóng, Số dương
* Âm dương trong cấu tạo cơ thể
Âm: Tạng, Kinh âm, Huyết, Bụng, Hư, Ức chế
Dương: Phủ, Kinh dương, Khí, Lưng, Thực, Hưng phấn
Trong quá trình phát triển của bệnh, tích chất của bệnh còn chuyển hóa lẫn nhau giữa 2 mặt âm dương. Như bệnh ở phần dương ảnh hưởng tới phần âm, như sốt cao kéo dài sẽ gây mất nước, bệnh ở phần âm ảnh hưởng tới phần dương như ỉa lỏng, nôn mửa kéo dài làm mất nước điện giải, nhiễm độc thần kinh gây sốt, co giật…
4.1. Chữa bệnh và phương pháp chữa bệnh
Chữa bệnh là sự điều hòa mất thăng bằng về âm dương của cơ thể tùy theo tình trạng hư thực, hàn nhiệt của bệnh bằng các phương pháp khác nhau.
4.2. Chữa bệnh là lập lại thế cân bằng sinh lý
Điều hòa lại sự mất thăng bằng âm dương của cơ thể tùy theo tình trạng hư thực, hàn nhiệt của bệnh.
– Nếu bệnh thì phải dùng thuốc đối lập để xóa bỏ phần thừa trong cơ thể.
+ Bệnh hàn dùng thuốc ấm nóng.
+ Bệnh nhiệt dùng thuốc mát lạnh.
– Nếu do 1 bên quá yếu thì dùng phép bổ tức là dùng thuốc cùng tính chất để chữa vào chỗ thiếu hụt.
Vd: Âm hư thì bổ âm, huyết hư thì bổ huyết, thiếu lực thì dùng thuốc tăng lực, cơ thể bị lạnh thì dùng thuốc ấm nóng để hồi phục thân nhiệt.
– Khi sự cân bằng đã được hồi phục thì phải ngưng thuốc, lạm dụng thuốc sẽ có hại, sẽ gây mất cân bằng mới.
Âm: Đất, Mặt trăng, Nước, Dưới, Trong, Lạnh, Số âm
Dương: Trời, Mặt trời, Lửa, Trên, Ngoài, Nóng, Số dương
* Âm dương trong cấu tạo cơ thể
Âm: Tạng, Kinh âm, Huyết, Bụng, Hư, Ức chế
Dương: Phủ, Kinh dương, Khí, Lưng, Thực, Hưng phấn
Trong quá trình phát triển của bệnh, tích chất của bệnh còn chuyển hóa lẫn nhau giữa 2 mặt âm dương. Như bệnh ở phần dương ảnh hưởng tới phần âm, như sốt cao kéo dài sẽ gây mất nước, bệnh ở phần âm ảnh hưởng tới phần dương như ỉa lỏng, nôn mửa kéo dài làm mất nước điện giải, nhiễm độc thần kinh gây sốt, co giật…
4.1. Chữa bệnh và phương pháp chữa bệnh
Chữa bệnh là sự điều hòa mất thăng bằng về âm dương của cơ thể tùy theo tình trạng hư thực, hàn nhiệt của bệnh bằng các phương pháp khác nhau.
4.2. Chữa bệnh là lập lại thế cân bằng sinh lý
Điều hòa lại sự mất thăng bằng âm dương của cơ thể tùy theo tình trạng hư thực, hàn nhiệt của bệnh.
– Nếu bệnh thì phải dùng thuốc đối lập để xóa bỏ phần thừa trong cơ thể.
+ Bệnh hàn dùng thuốc ấm nóng.
+ Bệnh nhiệt dùng thuốc mát lạnh.
– Nếu do 1 bên quá yếu thì dùng phép bổ tức là dùng thuốc cùng tính chất để chữa vào chỗ thiếu hụt.
Vd: Âm hư thì bổ âm, huyết hư thì bổ huyết, thiếu lực thì dùng thuốc tăng lực, cơ thể bị lạnh thì dùng thuốc ấm nóng để hồi phục thân nhiệt.
– Khi sự cân bằng đã được hồi phục thì phải ngưng thuốc, lạm dụng thuốc sẽ có hại, sẽ gây mất cân bằng mới.
5. Bào chế thuốc
• Âm dược: Các thuốc có tính mát lạnh, có vị đắng, chua, mặn hướng đi xuống. Như nhóm thuốc thanh nhiệt, sổ hạ lợi tiểu.
• Dương dược: Các thuốc có tính ấm nóng, có vị cay ngọt, hướng thuốc đi lên như những thuốc bổ, thuốc hành khí, hoạt huyết, giải biểu.
• Dương dược: Các thuốc có tính ấm nóng, có vị cay ngọt, hướng thuốc đi lên như những thuốc bổ, thuốc hành khí, hoạt huyết, giải biểu.
…
6. Phòng bệnh
Y học cổ truyền đề cao việc rèn luyện tính thích nghi với môi sinh để luôn giữ được cân bằng âm dương trong cơ thể, dự phòng bệnh tật và tăng cường sức khỏe.
Các phương pháp tập luyện đều phải coi trọng cả phần tâm (dương) và phần thể (âm). Khi tiến hành tập cần kết hợp tập động (dương) và tập tĩnh (âm) rèn luyện cơ cân khớp (biểu) kết hợp với rèn luyện các nội tạng (lý).
Các phương pháp tập luyện đều phải coi trọng cả phần tâm (dương) và phần thể (âm). Khi tiến hành tập cần kết hợp tập động (dương) và tập tĩnh (âm) rèn luyện cơ cân khớp (biểu) kết hợp với rèn luyện các nội tạng (lý).