10 November 2022

0 bình luận

Hùng hoàng và thư hoàng

10 November 2022

Tác giả: thuc


0
(0)

Hùng hoàng và thư hoàng

Tên tiếng Việt: Thạch hoàng, Hùng tin, Hoàng kim thạch, Hùng hoàng và thư hoàng

Tên khoa học: Realgar, Orpiment

Công dụng: Có năng lực thẩm thấp, sát trùng, giải độc, chữa ghẻ, đau mắt, thịt mọc trong mũi, trừ nọc rắn, tràng nhạc, nọc giang mai, sốt rét, trừ đờm.

Nguồn gốc và tính chất

Hùng hoàng hiện nay ta vẫn phải nhập của Trung Quốc. Tại đây có những nơi hùng hoàng ở trạng thái thiên nhiên thành mỏ dưới hình thức mềm như bún. Quanh năm có thể thu hoạch chế biến. Người ta dùng dao tre cắt thành từng miếng, để ra không khí hùng hoàng sẽ cứng lại; loại bỏ tạp chất là được. Hùng hoàng được bán dưới hình thức cục to nhỏ không đều nhau, màu vàng da cam hay hơi hồng. Không có mùi vị, tỷ trọng chừng 3,5 dễ chảy và bốc hơi ở nhiệt độ 700°. Hòa tan trong dung dịch amoniac, dung dịch không có màu. Khi ném vào than hồng hùng hoàng cho mùi tỏi và mùi sunfua.

Thành phần hóa học

  • Thành phần chủ yếu của hùng hoàng là asen sunfua (AsS) trong đó asen chiếm chừng 70,1%; sunfua 29%. Theo hệ dược của viện y học Bắc Kinh phân tích một loại hùng hoàng thì chỉ thấy 64,78% asen và 25,12% sunfua.
  • Có tác giả lại cho rằng hùng hoàng tương ứng với AS2S5, còn thư hoàng tương ứng với As2S2. Nhưng có tác giả lại cho rằng thành phần hùng hoàng và thư hoàng đều là As2S2 nhưng trong thư hoàng có lẫn tạp chất là stibi sunfua Sb2S3, sắt sunfua FeS và silic oxyt (SiO2). Năm 1958, hệ Dược viện y học Bắc Kinh phân tích thư hoàng lưu hành trên thị trường thấy asen 60,64%; sunfua thấy 30,88%; ngoài ra có tạp chất như sắt (Fe), silic (Si).

Công dụng và liều dùng

  • Theo tài liệu cổ hùng hoàng có vị đắng hơi cay, tính ôn (có tác giả lại nói tính hàn) có độc, vào 2 kinh can và vị. Được dùng từ lâu. Có thấy ghi trong “Thần nông bản thảo” và được xếp vào loại trung phẩm.
  • Có năng lực thẩm thấp, sát trùng, giải độc, chữa ghẻ, đau mắt, thịt mọc trong mũi, trừ nọc rắn, tràng nhạc, nọc giang mai, sốt rét, trừ đờm.
  • Đông y thường dùng bôi ngoài chữa mụn nhọt, ghẻ lở, rắn rết cắn, nhất là rắn độc cắn.
  • Uống trong chủ yếu chữa sốt rét lâu năm.
  • Còn dùng trong công nghiệp làm thuốc pháo màu (trộn với cali nitrat và sunfua để cho pháo thành màu xanh). Có khi được dùng trong kỹ nghệ sơn để cho màu đỏ, nhưng hiện nay ít dùng vì có độc.
  • Liều dùng hàng ngày là 1,5 đến 3g dưới hình thức thuốc bột hay thuốc viên. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Đơn thuốc có hùng hoàng dùng trong nhân dân 

  1. Chữa lông mày rụng: Hùng hoàng tán nhỏ, hòa với dấm bôi vào.
  2. Chữa tai chảy mủ: Hùng hoàng 4g, thư hoàng 4g, lưu hoàng (diêm sinh) 4g. Tất cả tán nhỏ, thổi vào tai.
  3. Chữa cam răng, cam tẩu mã: Hùng hoàng chừng 7 hạt, mỗi hạt to bằng hạt đậu đen; cho mỗi hạt vào một quả táo đen đã bỏ nhân đi. Đem nướng cho cháy nhưng tồn tính (thành than, không thành tro), tán nhỏ, bôi vào chỗ đau (kinh nghiệm nhân dân).
  4. Chữa rắn rết cắn: Bôi một ít hùng hoàng giã nhỏ lên vết cắn.
  5. Viên thần nông hoàng chữa ung loét tủ cung: Hùng hoàng 0,40 đến 0,80g, kim ngân hoa 12-20g, phục linh 12-20g chế thành viên mỗi viên cân nặng 0,20g. Mỗi tối uống 2 lần sau bữa cơm, mỗi lần uống 3-7 viên. Người yếu chỉ uống 3 viên, người vừa phải 5 viên, người khỏe 7 viên. Tối đa 8-15 viên. Chữa ung loét tử cung (Phụ sản khoa lâm sàng thư sách, 1959: 281).

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Vui lòng để lại đánh giá của bạn nhé!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượng tham gia đánh giá: 0

Hiện bài viết chưa có đánh giá nào! Bạn hãy là người đầu tiên nhé.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Bài viết liên quan

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Hoa đu đủ đực
>