Keo nước hoa
Tên tiếng Việt: Keo ta, Keo thơm, Kinh cầu hoa, Rum tai
Tên khoa học: Acacia farnesiana Willd.
Họ: Mimosaceae (Trinh nữ)
Công dụng: Thuốc tẩy giun đũa, cầm máu, bệnh tiêu chảy, chảy máu lợi, lở miệng, đau dạ dày (Vỏ, lá, rễ, quả).
Mô tả cây
- Cây nhỏ cao từ 2 đến 6m, trên thân có khi có gai. Lá thưa, kép hai ngả có 2 lá kép thành gai, cuống chung dài 4-6cm, có hạch nổi ở cách đầu cuống 5mm. Cuống phụ có 6 đôi mang 14 đôi lá chét hình thuôn dài 4-7mm, rộng 1,5-2mm.
- Cụm hoa hình đầu màu vàng tươi, có tổng bao, mùi thơm ngát, quả màu nâu hợp thành 2 đến 10 trên cùng một cuống hình trụ, thẳng hay cong, nhẵn, khi chín màu nâu đen nhạt, dài 5-7mm, dày 10-13mm trong chứa 10 hạt hay hơn rất cứng, hình bầu dục dẹt, màu nâu xung quanh có cơm màu trắng nhạt. Mùa hoa tháng 3-4, mùa quả tháng 6
Phân bố, thu hái và chế biến
- Vốn nguồn gốc ở đảo Haiiti ở phía đông Cuba, hiện nay được trồng nhiều nước nhiệt đới làm cây bóng mát, làm cảnh làm nguồn tannin thuộc da và lấy hoa chế chất thơm dùng trong nước hoa. Có nơi khai thác cả chất keo có tính chất gần như gôm Arabic.
- Ngay quanh Hà Nội cũng có trồng một số cây nhưng ít phát triển.
Thành phần hoá học
- Trong vỏ cây keo ta có chứa tannin loại catechic được dùng để thuộc da mềm. Hàm lượng tannin khá cao từ 30 đến 40%.
- Trong hoa có tinh dầu mùi hoa tím và hoa cam. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là farnesola và metyl salixylat.
- Trong những điều kiện nhất định cây còn tiết ra chất gôm có tính chất giống và có thể dùng thay thế cho gôm Arabic.
Công dụng và liều dùng
- Vỏ thân có tannin chat và có tính chất săn được dùng sắc lấy nước rửa thụt để chữa, khí hư bạch đới.
- Lá giã nát hoặc sắc lấy nước rửa vết thương vết loét, bã đắp lên vết thương, vết loét.
- Nhưng chủ yếu người ta trồng cây keo nước hao để lấy hao cất tinh dầu dùng trong kỹ nghệ nước hoa và chất thơm; vỏ cây làm nguyên liệu chế tannin thuộc loại da mềm. Tanin loại này được sử dụng đầu tiên ở châu Úc (mỗi năm châu Úc xuất tới 25 tấn vỏ cây keo nhưng vì chỉ dựa vào nguồn thiên nhiên nên giảm dần, hiện nay Nam Phi lại trồng và khai thác tannin với diện tích 330.000 ha, hằng năm xuất từ 9.400 tấn đến 14.500 tấn vỏ. Ngoài ra Ấn Độ, Đông Phi, Mađagatca v.v… cũng trồng cây này để khai thác tannin