10 November 2022

0 bình luận

Kinh giới

10 November 2022

Tác giả: thuc


0
(0)

Kinh giới

Tên tiếng Việt: Kinh giới, Khương giới, Giả tô, Nhả nát hom (Thái), Phjắc hom khao (Tày)

Tên khoa học: Elsholtzia ciliata ( Thunb.) Hyland.

Họ: Lamiaceae (Hoa môi)

Công dụng: Chữa cảm cúm, nôn ra máu, băng huyết, viêm dạ dày, viêm ruột cấp tính, bại liệt, phong thấp (Cành, lá, cụm hoa sắc uống).

 

 

Mô tả cây

  • Kinh giới là một loại cỏ sống hàng năm, mùi rất thơm, cao 0,6-0,8m, thân vuông, phía gốc màu hơi tía. toàn cây có lông ngắn. Lá mọc đối, lá dưới gốc không có cuống hay gần như không có cuống, xẻ sâu thành 5 thuỳ, lá phía trên cũng không cuống, xẻ 3 đến 5 thuỳ. Cụm hoa mọc thành bông gồm những hoa mọc vòng ở mỗi đốt. Bông hoa dài 38cm, hoa nhỏ màu tím nhạt. Quả hình trứng hay hình trái xoan, dài chừng 1mm, mặt bóng, màu nâu.
  • Cây kinh giới nhân dân ta vẫn trồng để ăn làm gia vị và làm thuốc đã được xác định là Elshoitiia cristaia Willd. cùng họ. Cây cũng thuộc thảo, cao 0,30-0.45m, thân nhẵn, mọc thẳng đứng. Lá mọc đối, phiến lá thuôn nhọn, dài 5-8cm, rộng 3cm, mép có răng cưa, cuống gầy dài 2-3cm. Hoa nhỏ, không cuống, màu tím nhạt, mọc thành bông ở đầu cành, rất mau. Quả gồm 4 hạch nhỏ, nhẵn, dài 0,5cm.
  • Một cây khác cũng được gọi là kinh giới và dùng làm thuốc là cây Origanum syriacum (Lour.) cùng họ.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây kinh giới, (Schiionepeta tenuifolia) chưa thấy mọc ở Việt Nam. Ở nước ta chỉ mới thấy trồng loại kinh giới Elsholtzia cristata để ăn và làm thuốc. Vào mùa thu nhổ cả cây phơi hay sấy khô gọi là toàn kinh giới, nhưng có nơi chỉ cắt hoa và cành, nếu xát hoa phơi khô gọi là kinh giới tuệ, nếu hái toàn cây trừ bỏ phần rễ thì gọi là kinh giới.

Thành phần hóa học

Trong kinh giới Schizonepeta tenuifoiia có chừng 1,8% tinh dầu. Thành phần chủ yếu của tinh dầu này là d. menton, một ít d. limonen. Tuy nhiên ta cần chú ý đó chỉ là thành phần của kinh giới tươi; trên thực tế nhân dân nhiều khi sao đen gọi là kinh giới thán (rửa sạch, cho vào nồi rang cho cháy đen phun nước vào rồi lại sấy khô) hoặc kinh giới tuệ thán (tức là cụm hoa của cây kinh giới sao đen).

Công dụng và liều dùng

  • Theo tài liệu cổ kinh giới vị cay, tính ôn, vào 2 kinh phế và can. Có tác dụng phát biểu khứ phong, lợi yết hầu, thanh nhiệt tán ứ phá kết. Dùng chữa ngoại cảm phát sốt, đầu nhức mắt hoa yết hầu sưng đau, đẻ xong huyết vận. Sao đen chữa thổ huyết máu cam, đại tiểu tiện ra máu.
  • Kinh giới được dùng trong nhân dân làm thuốc chữa cảm mạo, phát sốt, nhức đầu, cổ, họng sưng đau, nôn mửa, đổ máu cam, đi lỵ ra máu, băng huyết.
  • Liều dùng hàng ngày là 6-12g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Trong đông y còn nói thêm những trường hợp biểu hư tự hãn (tự ra mồ hôi) thì không nên dùng.

Đơn thuốc có kinh giới dùng trong nhân dân

  1. Chữa cảm nóng, ngã ngất: Một nắm kinh giới tươi (thứ kinh giới Việt Nam) chừng 50g giã nhỏ, thêm vài miếng gừng tươi, vắt lấy nước cho uống, bã còn lại dùng đế đánh dọc sống lưng. Có thể dùng kinh giới phơi khô (20g) sao hơi vàng, thêm 200ml nước sắc còn 100ml uống lúc còn nóng. Đắp chăn cho ra mồ hôi.
  2. Phụ nữ băng huyết, trẻ con người lớn bị máu cam: Kinh giới tuệ sao đen 15g, nước 200ml sắc còn 100ml cho uống làm 2-3 lần
  3. Thuốc cảm: Hoa kinh giới, tía tô, hương nhu, ngải cứu, hoắc hương, các vị bằng nhau, dùng nước sắc nhiều lần, hợp các nước sắc lại, cô đặc thành cao viên bằng hạt ngô. Khi bị cảm uống chừng 7-8 viên thuốc này. Dùng nước lá tre mà chiêu thuốc. Trẻ con chỉ dùng 2 đến 4 viên. Viên thuốc trên có thể dùng chữa lỵ (dùng nước sắc cây mơ lông mà chiêu thuốc.
  4. Chữa cảm cúm: Kinh giới tuệ sao vàng tán nhỏ. Khi bị cảm dùng 6-8g bột này.

Tất cả những bài thuốc trên có thể dùng thứ kinh giới Việt Nam mà chế, không cần thiết dùng loại kinh giới Trung Quốc.

Chú ý:

  • Ngay tại Trung Quốc, một vài tỉnh dùng với tên kinh giới một số cây khác như Schiionepeta rnultifida Briq. (thứ kinh giới có lá xẻ nhiều), một loại hương nhu Eỉsholtiia parrini Garcke (cây này trông gần giống cây kinh giới của ta).
  • Ngoài ra còn một cây nữa mang tên thổ kinh giới nhưng lại là một cây khác hẳn, với công dụng khác hẳn, đó là cây dầu giun Chenopo- dium ambrosioides L. Cần chú ý để tránh nhầm lẫn

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Vui lòng để lại đánh giá của bạn nhé!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượng tham gia đánh giá: 0

Hiện bài viết chưa có đánh giá nào! Bạn hãy là người đầu tiên nhé.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Bài viết liên quan

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Hoa đu đủ đực
>