10 November 2022

0 bình luận

Lão quan thảo

10 November 2022

Tác giả: thuc


0
(0)

Lão quan thảo

Tên tiếng Việt: Lão quan thảo, Thạch nam

Tên khoa học: Geranium nepalense Sweet

Họ: Geraniaceae (Mỏ hạc)

Công dụng: Chữa tê thấp. Thuốc sát trùng, lợi trung tiện (Lá, quả).

 

 

Mô tả

  • Cây thảo, sống nhiều năm, cao 30 – 40 cm. Thân hơi hình vuông, lúc đầu mọc bò sau đứng thẳng, phân cành nhiều, phủ lông trắng bạc. Lá mọc đối, chia 5 thùy nông hình mác, mép có lông thô, gốc hình tim, đầu nhọn, hai mặt có ít lông ngắn mềm, màu trên màu lục sẫm, mặt dưới nhạt, lông không rõ, là kèm màu nâu sẫm; cuống lá dài 6 – 11 cm; lá gần ngọn có cuống ngắn hoặc không cuống.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá, thường có 2 hoa, có tiểu bao ở gốc; hoa màu hồng nhạt; là đài 5, mặt ngoài có lông; cánh hoa 5, đầu bằng hơi lõm; nhị 10, xếp thành hai hàng; bầu thượng, 5 ô.
  • Quả nang, hình cầu, ó mỏ dài và có lông, khi chín nứt thành 5 mảnh rời nhau, phần dưới cong lên, hạt thuôn tròn, nhẵn bóng, màu nâu sẫm.
  • Mùa hoa: tháng 5 – 7; mùa quả: tháng 8 – 10.

Phân bố, sinh thái

  • Geranium L. Là một chi lớn gồm khoảng 400 loài phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đớn ấm. Ở việt nam, hiện có 3 loài dưới đây:
  • Geranium nepalense Sweet
  • Geranium thunbergii Sieb. et Zucc
  • Geranium sibiricum var glabrius (Hara) Ohwi
  • Về đặc điểm sinh học, các loài lão quan thảo có nhiều điểm tương đối giống nhau. Là cây thảo ưa ẩm, ưa sáng hoặc có thể hơi chịu bóng, cây thích hợp với vùng có khí hậu mát quanh năm.
  • Cây thường mọc thành đám ở chân núi đá vôi, gần bờ suối hoặc trên các nương rẫy mới bỏ hoang. Độ cao phân bố từ 1300m (yên minh – hà giang) đến 1600m (Phó Bảng – Hà Giang).
  • Lão quan thảo ra hoa quả hàng năm. Khi chín, quả tách thành 2 mảnh để hạt thoát ra ngoài. Cây con mọc từ hạt xuất hiện từ giữa tháng 3 đến đầu tháng 5. Lão quan thảo có hiện tượng hơi tàn lụi trong mùa đông rồi mọc lại vào giữa mùa xuân năm sau.
  • Thân và cành có khả năng phân nhánh khỏe, bò lan trên mặt đất tạo nên các đám gần như  thuần loại.

Bộ phận dùng:

Phần trên mặt đất thu hái vào tháng 6-7, rửa sạch, buộc thành từng bó và sấy khô. Dược liệu sấy vẫn giữ được màu xanh.

Thành phần hóa học:

Lão quan thảo chứa các acid amin, amino – alcol, terpen, các nhóm chất phytosterol, carotenoid, flavonoid, tannin và đường tự do.

Tính vị công năng:

Lão quan thảo có vị đắng, cay, tính bình, có tác dụng khử phong, hoạt huyết, thanh nhiệt, giải độc.

Công dụng

Lão quan thảo được dùng chữa đau phong thấp, chân tay tê dại, viêm ruột, kiết lỵ, ung nhọt với liều dùng hàng ngày là 6-15g, dưới dạng nước sắc, rượu ngâm hoặc cao lỏng.

Bài thuốc có lão quan thảo

  1. Chữa nhiễm trùng đường ruột, lỵ trực tràng, lỵ amip, viêm ruột cấp và mạn tính: Nước sắc lão quan thảo (100%) mỗi lần uống 40 ml, ngày 2 -3 lần. Hoặc lão quan thảo 30 g, phượng vỹ quan thảo 30g, đun sôi cô còn 90 ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.
  2. Chữa viêm thấp khớp: Lão quan thảo 6g, thiên niên kiện,  uy linh tiên, sinh khương mỗi vị 15 g. Sắc nước uống.
  3. Chữa đau dây thần kinh tọa: Lão quan thảo, bạch thược, ý dĩ nhân mỗi vị 30g; uy linh tiên 15, nhũ hương, mỗi dược, mỗi vị 12g, cam thảo 2g. Sắc nước, chia nhiều lần uống trong ngày.

 

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Vui lòng để lại đánh giá của bạn nhé!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượng tham gia đánh giá: 0

Hiện bài viết chưa có đánh giá nào! Bạn hãy là người đầu tiên nhé.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Bài viết liên quan

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Hoa đu đủ đực
>