10 November 2022

0 bình luận

Mã đề

10 November 2022

Tác giả: thuc


0
(0)

Mã đề

Tên tiếng Việt: Mã đề, Xa tiền, Xu ma, Nhã én dứt (Thái), Su mà (Tày), Nằng chấy mía (Dao)

Tên khoa học: Plantago major L.

Họ: Plantaginaceae (Mã đề)

Công dụng: Lợi tiểu, mát gan, chữa ho (cả cây sắc uống). Bỏng (cả cây nấu cao bôi). ỉa chảy, ho có đờm (Hạt sắc uống).

 

 

Mô tả cây

  • Cây thân thảo, sống hằng năm.
  • Lá mọc thành hình hoa thị, hình trứng, dài 5-12 cm, rộng 3,5-8 cm, đầu tù hơn có mũi nhọn, gân lá hình cung, mép uốn lượn, nguyên hoặc có răng cưa nhỏ không đều; cuống lá dài 5-10 cm.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành bông có cán dài hơn lá, hoa nhỏ có lá bắc hình trứng, ngắn hơn đài; đài 4 thùy hơi có gờ, đính nhau ở gốc; tràng hoa mỏng; 4 thùy hình tam giác nhọn, xếp xen kẽ với các lá đài; nhị 4, chỉ nhị mảnh, bầu hình cầu có 2 ô.
  • Quả nang, hình chóp thuôn, dài 3,5-4 mm, mở bằng một nắp nứt ngang trên các lá đài, hạt hơi dẹt, màu nâu hoặc đen bóng.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mã đề ưa sáng, ẩm có khả năng chịu hạn nhẹ, thích nghi cao với vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm và nóng. Ở Việt Nam, mã đề mọc hoang dại khắp cả nước. Cây còn gặp ở một số đảo lớn như Hòn Mê, Cát Bà,…

Thành phần hóa học

  • Lá mã đề chứa iridoid (aucubosid, catalpol), acid phenolic và ester phenylpropanoic của glycoside majorosid.
    Lá non chứa chất nhầy với hàm lượng là 20%.
  • Hạt chứa chất nhày giàu D-galactose, L-arabinose và có khoảng 40% acid uronic, dầu béo.

Ngoài ra mã đề còn chứa nhiều flavonoid, quercetin, scutelarein, baicalein,hispidulin,..

Mã đề còn chứa nhiều chất khác như acid cinamic, acid p.coumaric, acid ferulic, acid cafeic, carotene, vitamin K, vitamin C

Nghiên cứu dược lý

Nước ép cây mã đề có tác dụng tăng tiết dịch vị. Trên thực nghiệm, bột cây mã đề có tác dụng tốt đối với bệnh lao và ung thư đặc biệt với các thể nặng của loét dạ dày. Cao chiết từ lá mã đề khô có tác dụng kích thích sự tái sinh của tế bào da.

Thí nghiệm với phương pháp lồng cử động cho thấy mã đề có tác dụng an thần.

  • Mã đề, được thử nghiệm trên động vật và áp dụng trên người, đã thể hiện có các tác dụng:
  • Lợi tiểu, làm tăng lượng nước tiểu, ure, acid uric và muối trong nước tiểu
  • Trừ đờm, chữa ho
  • Làm tăng tiết niêm dịch phế quản và ống tiêu hóa, ức chế trung khu hô hấp, làm thở sâu và chậm (hoạt chất plantagin)
  • Kháng khuẩn đối với một số chủng vi khuẩn gây bệnh ở da.

Đã dùng một số bài thuốc trong có hạt mã đề và một số vị thuốc khác trong điều trị bệnh đường tiết niệu để đạt các tác dụng: thúc đẩy sự di động của sỏi, chống viêm, giải quyết tình trạng ngưng trệ và thúc đẩy sự bài xuất sỏi niệu.

Tính vị, công năng

  • Lá mã đề có vị nhạt, tính mát.
  • Hạt có vị ngọt nhạt, nhớt, tính mát vào 4 kinh: can, phế, thận, tiểu tràng, có tác dụng thanh nhiệt, lợi phế, tiêu thũng, thông tiểu tiện.

Công dụng

Mã đề dùng chữa ho lâu ngày, viêm khí quản, viêm thận và bàng quang, bí tiểu trên, tiểu tiện ra máu hoặc ra sỏi, phù thũng, đau mắt sung đỏ, tiêu chảy, lỵ, chảy máu cam, ra nhiều mồ hôi.

  • Mỗi ngày uống 10-20g toàn cây hoặc 6-12g hạt dưới dạng thuốc sắc.
  • Khi dùng làm thuốc ho cho trẻ em, mã đề có nhược điểm gây đái dầm.
  • Dùng ngoài, mã đề tươi giã nát đắp làm mụn nhọt chóng vỡ, mau lành.
  • Để chữa bỏng, lấy cao đặc mã đề đắp lên vết thương băng lại, mỗi ngày thay 1 lần

Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai nên cẩn trọng. Người già thận kém, đái đem nhiều không nên dùng.

Đơn thuốc có mã đề

1. Chữa người già đái khó, cơ thể nóng: Hạt mã đề 1 chén (có dung tích 50ml), bỏ vào túi, sắc lấy nước. Dùng nước này nấu cháo lúa kê ăn.

2. Chữa đái ra máu: Lá mã đề, cỏ ích mẫu vắt lấy nước cốt uống

3. Chữa đau mắt: Mã đề giã vắt lấy nước cốt, hòa với măng tre vòi, lọc trong nhỏ mắt.

4. Thuốc lợi tiểu: Hạt mã đề 10g, cam thảo 2g, nước 600ml. Sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

5. Chữa ho đờm: Mã đề 10g, cam thảo 2g, cát cánh 2g, nước 400ml. Sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày. Nếu không có cam thảo, có thể thay bằng đường.

6. Dùng trong bệnh sỏi niệu để thúc đẩy sự bài xuất sỏi: Hạt mã đề 12-40g, kim tiền thảo 40g, thạch vĩ 20-40g, hoạt thạch 20-40g, hải kim sa 12-40g, đông quỳ từ 12-20g, ngưu tất 12g, chỉ xác 12g, hậu phác 12g, vương bất lưu hành 12g. Có tác dụng bài xuất sỏi đường tiết niệu có đường kính 0,5-0,9 cm.

Hiện nay, trên thị trường sản phẩm tốt nhất về hỗ trợ phòng ngừa và bảo vệ “thận” chứa thành phần chiết xuất của dược liệu Mã đề  là Dưỡng thận đan của Công ty TNHH Tuệ Linh.

Dưỡng thận đan

Sản phẩm Dưỡng thận đan là sự kết hợp từ 7 vị thuốc nổi tiếng (Kim tiền thảo, Tầm gửi gạo, Cỏ mần trầu, Mã đề, Cối xay, Cỏ tranh, Thổ phục linh), với 100% dược liệu tự nhiên, được trồng theo tiêu chuẩn GACP – WHO. Và được đưa vào sản xuất trong dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP – WHO của công ty TNHH Tuệ Linh.

Đơn thuốc có mã đề 1

 

Công dụng

  • Lợi niệu, hỗ trợ tăng cường chức năng thận, tăng khả năng đào thải các chất tích tụ lâu ngày trong cơ thể qua đường tiết niệu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng đái đỏ, đái đục, đái rắt, đái buốt do viêm thận cấp và mạn tính.
  • Hỗ trợ phòng ngừa và làm giảm nguy cơ sỏi thận, sỏi tiết niệu, sỏi bàng quang.

 

 

 

Hình ảnh sản phẩm Dưỡng thận đan

Trên đây là một số thông tin về hình ảnh, liều lượng công dụng của cây Mã đề. Nếu cần tư vấn và tìm hiểu thêm về cây Mã đề và sản phẩm Dưỡng thận đan bạn có thể liên hệ qua số tổng đài tư vấn 1800.1190 (miễn phí tư vấn) hoặc đặt câu hỏi của bạn ở mục ý kiến ở cuối bài viết, Tra cứu dược liệu sẽ giải đáp những thắc giúp bạn có thêm những thông tin đáng tin cậy.

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Vui lòng để lại đánh giá của bạn nhé!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượng tham gia đánh giá: 0

Hiện bài viết chưa có đánh giá nào! Bạn hãy là người đầu tiên nhé.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Bài viết liên quan

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Hoa đu đủ đực
>