Móc mèo núi
Tên tiếng Việt: Mắt mèo, Móc mèo, Vuốt hùm
Tên khoa học: Caesaipinia bonducella Flem
Họ: Caesalpiniaceae (Vang)
Công dụng: Sốt rét (Hạt). Rễ, hạt chữa rắn cắn. Ở Thái Lan, lá dùng làm thuốc gây trung tiện và chữa chứng tiểu tiện không bình thường.
Mô tả cây
Cây nhỡ leo, có khi mọc rất dài. Cành khỏe, hình trụ, có nhiều gai nhỏ hình nón. Lá kép hai lần lông chim chẵn, có lá kèm kép gồm 3 lá chét, cuống lá có gai. Hoa mọc thành chùm ở trên nách lá. Lá bắc hình dùi dài độ 1cm, làm cho ngọn chùm trông như có tóc. Đài 5, tràng 4, hình trái xoan ngược, cánh hoa thứ 5 gấp góc thước thợ ở giữa. Nhị 10, nhụy ngắn, có rất nhiều lông. Quả lồi, có nhiều gai nhọn, đựng 2 hạt gần hình cầu, rất rắn. Mùa hoa quả: Mùa thu.
Phân bố thu hái và chế biến
Cây mọc hoang dại phổ biến ở khắp nơi trong nước ta, có khi được trồng làm hàng rào. Khi mọc hoang ở bãi biển, các hạt bị sống mài trở thành nhẵn bóng giống như viên ngọc màu trắng xám như sừng. Người ta dùng hạt làm thuốc: Hái quả phơi khô, đập lấy hạt, phơi lại cho thật khô. Hạt gần hình cầu đường kính 15- 13 mm, vỏ dày 2 mm, rất rắn.
Thành phần hóa học
- Trong hạt có 23,92% dầu béo, 1,888% nhựa đắng, 5,452% đường, 4,521% muối vô cơ, chất đạm tan được 3,412% và 18,2% chất đạm không tan, 37,795% tinh bột, 50% độ ẩm.
- Dầu màu vàng nhạt, mùi khó chịu, vị hơi đắng do một ít chất nhựa (có thể dùng cồn để loại). Nhựa là thành phần hoạt chất đắng dưới dạng bột vô định hình, trắng, đắng, tan trong các dung môi thông thường nhưng ít tan trong ête dầu hỏa. Có tác giả gọi nhựa này là bondixin và cho rằng đây là hoạt chất của hạt.
- L. Canonica và cộng sự (Gứzz. Chim ital., 96, 698, 66, 1966) và M. Erfan AU và cộng sự (Chem. Ind., 1960, 463) đã thấy trong hạt móc mèo núi có nhiều hoạt chất đắng đặt tên là a, P,Y,8,e,caesalpin.
- Nhân dân dùng hạt móc mèo làm thuốc chữa sốt, và thuốc bổ với liều 0,5-1g một lần, ngày uống 2 hay 3 lần. Còn dùng chữa lỵ, tẩy giun và chữa ho. Nhân dân Ấn Độ, Philipin và đảo Rêuynion cũng dùng với cùng một công dụng. Thường dùng phối hợp với hồ tiêu.
- Bác sĩ Isnard ở Marseille (Pháp) đã dùng bondixin với liều 0,10-0,20g dưới dạng viên để chữa sốt rét.