Xác định được nguyên nhân gây bệnh là 1 việc rất phức tạp, vì có nhiều yếu tố, nguyên nhân gây bệnh. Dựa vào các nhân tố chính gây nên bệnh, Y học cổ truyền đã chia ra làm mấy loại sau :
– Hoàn cảnh thiên nhiên (khí hậu, địa lý…) ảnh hưởng đến con người và thường gom vào 6 loại gọi chung là 6 khí : Phong (gió), Hàn (lạnh), Thử (nóng), Thấp (ẩm ướt), Táo (khô ráo), Hỏa (nhiệt) tức lục Dâm gọi là nguyên nhân bên ngoài.
– Hoàn cảnh gây ra những rối loạn Tâm sinh lý do 7 thứ tình (Vui, buồn, giận, lo, nghĩ, kinh, sợ) gọi là nguyên nhân bên trong.
– Các nguyên nhân khác như : đàm ẩm, chấn thương, rắn cắn…
– Hoàn cảnh thiên nhiên (khí hậu, địa lý…) ảnh hưởng đến con người và thường gom vào 6 loại gọi chung là 6 khí : Phong (gió), Hàn (lạnh), Thử (nóng), Thấp (ẩm ướt), Táo (khô ráo), Hỏa (nhiệt) tức lục Dâm gọi là nguyên nhân bên ngoài.
– Hoàn cảnh gây ra những rối loạn Tâm sinh lý do 7 thứ tình (Vui, buồn, giận, lo, nghĩ, kinh, sợ) gọi là nguyên nhân bên trong.
– Các nguyên nhân khác như : đàm ẩm, chấn thương, rắn cắn…
A. NGUYÊN NHÂN BÊN NGOÀI (NGOẠI NHÂN)
Sáu khí (Phong, Hàn, Thử, Thấp, Táo, Hỏa) của khí hậu, khi biến đổi bình thường thì cơ thể thích nghi dễ dàng. Tuy nhiên, khi khí hậu không bính thường, thường gọi là trái gió… trở trời… thì lại là nguyên nhân gây bệnh gọi là Lục dâm, lục tà.
Các tà khí này, nhân cơ hội cơ thể suy yếu (chính khí hư) liền xâm nhập vào cơ thể gây ra bệnh (tà khí thịnh).
Tà khí luôn quan hệ với thời tiết, gây bệnh vào 1 mùa thích hợp như : mùa xuân hay gặp Phong tà, mùa hè hay gặp bệnh do Hỏa tà và Thử tà…
Mỗi tà khí, khi cảm nhiễm, thường dễ làm tổn thương Tạng phủ có quan hệ ngũ hành như : Phong tà hay làm hại Can, Hàn tà hay làm hại Thận…
Mỗi bệnh có thể do nhiều tà khí nhiễm vào và phối hợp với nhau : Phong – Hàn, Phong – Thấp…
Cần phân biệt có những trường hợp bệnh do ngoại cảm : Phong, Hàn, Thử, Thấp… với trường hợp cũng do Phong Hàn… bên trong cơ thể gây ra : Nội Phong, Nội Nhiệt… Tuy nhiên, mỗi loại tà khí đều có hội chứng riêng, cần phân tích kỹ chứng trạng bệnh để tìm ra nguyên nhân.
Các tà khí này, nhân cơ hội cơ thể suy yếu (chính khí hư) liền xâm nhập vào cơ thể gây ra bệnh (tà khí thịnh).
Tà khí luôn quan hệ với thời tiết, gây bệnh vào 1 mùa thích hợp như : mùa xuân hay gặp Phong tà, mùa hè hay gặp bệnh do Hỏa tà và Thử tà…
Mỗi tà khí, khi cảm nhiễm, thường dễ làm tổn thương Tạng phủ có quan hệ ngũ hành như : Phong tà hay làm hại Can, Hàn tà hay làm hại Thận…
Mỗi bệnh có thể do nhiều tà khí nhiễm vào và phối hợp với nhau : Phong – Hàn, Phong – Thấp…
Cần phân biệt có những trường hợp bệnh do ngoại cảm : Phong, Hàn, Thử, Thấp… với trường hợp cũng do Phong Hàn… bên trong cơ thể gây ra : Nội Phong, Nội Nhiệt… Tuy nhiên, mỗi loại tà khí đều có hội chứng riêng, cần phân tích kỹ chứng trạng bệnh để tìm ra nguyên nhân.
1. PHONG
1.1. Phân loại
Có 2 loại phong là :
– Ngoại Phong, thường gặp vào mọi mùa nhưng mùa xuân nhiều hơn cả. Thường gây bệnh đối với tạng Can, sách Nội kinh : Can ố Phong.
– Nội Phong : do rối loạn chức năng của Can gây nên, thường gọi là “Can Phong Nội Động”.
1.2. Đặc tính
– Phong mang đặc tính dương, dương thì động, do đó hay gây co rút, kinh giật .
– Phong là gió, gió nhẹ nên hay bốc lên, do đó đầu mặt hay bị (miệng giật , miệng méo, mắt xếch…) và đi ra ngoài gây ra sợ gió, gai rét…
– Phong khí gắn với Mộc khí, chủ sự chuyển động, do đó, hay di chuyển chỗ này chỗ khác, gọi là “Phong động”, thường gặp trong các chứng đau nhức khớp xương. Ngoài ra, Phong di động mau lẹ nên gây bệnh cũng nhanh và rút đi cũng nhanh, bệnh nặng đấy mà cũng nhẹ đấy.
– Sách ‘Y Tông Kim Giám’ : trên trời là Phong, dưới đất là Mộc, ở người là Can… do đó, Can khí là Phong khí có liên hệ với nhau. Các bệnh về Phong khí, đều thuộc về Can.
1.3. Bệnh chứng của Phong
Phong có thể kết hợp với các tà khí khác gây bệnh, chủ yếu là kết hợp với Hàn tà, Nhiệt tà và Thấp tà.
– Phong hàn : do Phong tà và Hàn tà kết hợp với nhau, tuy nhiên trên thực tế lâm sàng, chứng này do Hàn tà nhiều hơn.
+ Cảm lạnh : chảy nước mũi, sợ lạnh (biểu hiện của Hàn) sợ gió, mạch phù (biểu hiện của Phong).
+ Thời tiết lạnh (Hàn tà) làm đau dây thần kinh ngoại biên (Phong).
+ Dị ứng lạnh (hắt hơi, ban chẩn) và đau khớp do lạnh.
– Phong nhiệt : kết hợp Phong tà và Nhiệt tà, chủ yếu là do nhiệt tà ảnh hưởng đến phong tà :
+ Cảm sốt : sốt, họng viêm, nước tiểu vàng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng (là dấu hiệu của hỏa vượng), mạch Phù, sợ gió (dấu hiệu của Mộc).
+ Mắt ( dấu hiệu của Can Mộc) viêm, đau, đỏ (dấu hiệu của Hỏa vượng).
– Phong thấp : kết hợp giữa Phong tà và Thấp tà, do Thấp tà nhiều hơn gây ra :
+ Viêm khớp dạng Thấp (do máu huyết không thông bị ứ trệ, Tỳ ố thấp, Thấp khí làm cho Tỳ suy, không thống được huyết, huyết bị đình trệ gây ra tê mỏi, đau nhức ở các phần thần kinh ngoại biên.
– Nội phong : do Can bị rối loạn gây ra :
+ Can chủ Cân, Can khí vượng lên, gây ra co giật .
+ Can dương vượng lên, gây ra nhức đầu, chóng mặt, huyết áp cao…
+ Can huyết hư không nuôi dưỡng được gân cơ, sinh ra liệt, chân tay co quắp…
Có 2 loại phong là :
– Ngoại Phong, thường gặp vào mọi mùa nhưng mùa xuân nhiều hơn cả. Thường gây bệnh đối với tạng Can, sách Nội kinh : Can ố Phong.
– Nội Phong : do rối loạn chức năng của Can gây nên, thường gọi là “Can Phong Nội Động”.
1.2. Đặc tính
– Phong mang đặc tính dương, dương thì động, do đó hay gây co rút, kinh giật .
– Phong là gió, gió nhẹ nên hay bốc lên, do đó đầu mặt hay bị (miệng giật , miệng méo, mắt xếch…) và đi ra ngoài gây ra sợ gió, gai rét…
– Phong khí gắn với Mộc khí, chủ sự chuyển động, do đó, hay di chuyển chỗ này chỗ khác, gọi là “Phong động”, thường gặp trong các chứng đau nhức khớp xương. Ngoài ra, Phong di động mau lẹ nên gây bệnh cũng nhanh và rút đi cũng nhanh, bệnh nặng đấy mà cũng nhẹ đấy.
– Sách ‘Y Tông Kim Giám’ : trên trời là Phong, dưới đất là Mộc, ở người là Can… do đó, Can khí là Phong khí có liên hệ với nhau. Các bệnh về Phong khí, đều thuộc về Can.
1.3. Bệnh chứng của Phong
Phong có thể kết hợp với các tà khí khác gây bệnh, chủ yếu là kết hợp với Hàn tà, Nhiệt tà và Thấp tà.
– Phong hàn : do Phong tà và Hàn tà kết hợp với nhau, tuy nhiên trên thực tế lâm sàng, chứng này do Hàn tà nhiều hơn.
+ Cảm lạnh : chảy nước mũi, sợ lạnh (biểu hiện của Hàn) sợ gió, mạch phù (biểu hiện của Phong).
+ Thời tiết lạnh (Hàn tà) làm đau dây thần kinh ngoại biên (Phong).
+ Dị ứng lạnh (hắt hơi, ban chẩn) và đau khớp do lạnh.
– Phong nhiệt : kết hợp Phong tà và Nhiệt tà, chủ yếu là do nhiệt tà ảnh hưởng đến phong tà :
+ Cảm sốt : sốt, họng viêm, nước tiểu vàng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng (là dấu hiệu của hỏa vượng), mạch Phù, sợ gió (dấu hiệu của Mộc).
+ Mắt ( dấu hiệu của Can Mộc) viêm, đau, đỏ (dấu hiệu của Hỏa vượng).
– Phong thấp : kết hợp giữa Phong tà và Thấp tà, do Thấp tà nhiều hơn gây ra :
+ Viêm khớp dạng Thấp (do máu huyết không thông bị ứ trệ, Tỳ ố thấp, Thấp khí làm cho Tỳ suy, không thống được huyết, huyết bị đình trệ gây ra tê mỏi, đau nhức ở các phần thần kinh ngoại biên.
– Nội phong : do Can bị rối loạn gây ra :
+ Can chủ Cân, Can khí vượng lên, gây ra co giật .
+ Can dương vượng lên, gây ra nhức đầu, chóng mặt, huyết áp cao…
+ Can huyết hư không nuôi dưỡng được gân cơ, sinh ra liệt, chân tay co quắp…
2. HÀN
2.1. Phân loại : Hàn có 2 loại :
– Ngoại hàn : Khí lạnh, hơi lạnh, thường gặp vào mùa đông, trời mưa, về khuya. Hàn khí xâm nhập vào cơ thể bằng 2 cách :
+ Thương hàn : Hàn tà phạm vào phần Biểu bên ngoài.
+ Trúng hàn : Hàn tà nhập thẳng vào tạng phủ.
– Nội hàn : do dương khí trong cơ thể suy, không chống nổi hàn (dương hư sinh ngoại hàn).
2.2. Đặc tính
– Hàn là âm tà, do đó, thường làm hại dương (trong cơ thể phần Biểu, ngoài da, liên hệ đến Dương), do đó, Hàn tà dễ xâm nhập vào da, cơ, vệ, khí của cơ thể. Hàn tà xâm nhập vào Tỳ làm Tỳ dương hư, không vận hóa được thức ăn gây ra tiêu chảy, chân tay lạnh…
– Hàn tà có tính cách ngưng trệ, do đó khi xâm nhập vào cơ thể làm cho máu huyết đình trệ, đau nhức…
– Hàn có tính cách co rút do đó thường gây ra chứng co rút các cơ, chuột rút, cổ vẹo khó xoay trở…
Sách ‘Y Tông Kim Giám’ : Trên trời là Hàn, dưới đất là Thủy, ở người là Thận… vì thế, Thận khí thông với Hàn khí, các bệnh gây nên bởi Hàn khí đều có liên hệ đến Thận.
2.3. Bệnh chứng của hàn
Hàn thường kết hợp với Phong và Thấp, gây ra Phong hàn và Hàn thấp, Hàn thấp thường biểu hiện : Tiêu chảy, nôn do lạnh, bụng đau âm ỉ.
Cần để ý : Hàn tà vào kinh mạch thì gân xương đau nhức và co rút.
Hàn tà vào tạng phủ thì nôn ra nước trong, tiêu lỏng, bụng đau, thích chườm nóng, chân tay lạnh, mạch Trầm Trì.
2.4. Chứng nội hàn
Chứng Nội hàn hầu hết do dương hư (Dương hư sinh ngoại hàn), người dương hư, rất dễ bị cảm lạnh.
Trên lâm sàng thường gặp các loại sau :
+ Tỳ vị hư hàn : Tỳ dương suy kém, không vận hóa được thức ăn, gây nên : ỉa chảy, đầy bụng, ăn kém, bụng đau âm ỉ…
+ Thận dương hư : Thận ố hàn, Thận dương hư sinh ra sợ lạnh, tay chân lạnh, tiêu tiểu nhiều…
+ Tâm dương hư : Tâm chủ huyết, Tâm dương hư, không chuyển được huyết, gây ứ trệ, làm tắc động mạch vành…
+ Phế dương hư : Phế chủ khí, Phế dương hư, không thông được khí, gây khí nghịch làm khó thở, hen suyễn…
– Ngoại hàn : Khí lạnh, hơi lạnh, thường gặp vào mùa đông, trời mưa, về khuya. Hàn khí xâm nhập vào cơ thể bằng 2 cách :
+ Thương hàn : Hàn tà phạm vào phần Biểu bên ngoài.
+ Trúng hàn : Hàn tà nhập thẳng vào tạng phủ.
– Nội hàn : do dương khí trong cơ thể suy, không chống nổi hàn (dương hư sinh ngoại hàn).
2.2. Đặc tính
– Hàn là âm tà, do đó, thường làm hại dương (trong cơ thể phần Biểu, ngoài da, liên hệ đến Dương), do đó, Hàn tà dễ xâm nhập vào da, cơ, vệ, khí của cơ thể. Hàn tà xâm nhập vào Tỳ làm Tỳ dương hư, không vận hóa được thức ăn gây ra tiêu chảy, chân tay lạnh…
– Hàn tà có tính cách ngưng trệ, do đó khi xâm nhập vào cơ thể làm cho máu huyết đình trệ, đau nhức…
– Hàn có tính cách co rút do đó thường gây ra chứng co rút các cơ, chuột rút, cổ vẹo khó xoay trở…
Sách ‘Y Tông Kim Giám’ : Trên trời là Hàn, dưới đất là Thủy, ở người là Thận… vì thế, Thận khí thông với Hàn khí, các bệnh gây nên bởi Hàn khí đều có liên hệ đến Thận.
2.3. Bệnh chứng của hàn
Hàn thường kết hợp với Phong và Thấp, gây ra Phong hàn và Hàn thấp, Hàn thấp thường biểu hiện : Tiêu chảy, nôn do lạnh, bụng đau âm ỉ.
Cần để ý : Hàn tà vào kinh mạch thì gân xương đau nhức và co rút.
Hàn tà vào tạng phủ thì nôn ra nước trong, tiêu lỏng, bụng đau, thích chườm nóng, chân tay lạnh, mạch Trầm Trì.
2.4. Chứng nội hàn
Chứng Nội hàn hầu hết do dương hư (Dương hư sinh ngoại hàn), người dương hư, rất dễ bị cảm lạnh.
Trên lâm sàng thường gặp các loại sau :
+ Tỳ vị hư hàn : Tỳ dương suy kém, không vận hóa được thức ăn, gây nên : ỉa chảy, đầy bụng, ăn kém, bụng đau âm ỉ…
+ Thận dương hư : Thận ố hàn, Thận dương hư sinh ra sợ lạnh, tay chân lạnh, tiêu tiểu nhiều…
+ Tâm dương hư : Tâm chủ huyết, Tâm dương hư, không chuyển được huyết, gây ứ trệ, làm tắc động mạch vành…
+ Phế dương hư : Phế chủ khí, Phế dương hư, không thông được khí, gây khí nghịch làm khó thở, hen suyễn…
3. THỬ
Thử là Nắng, thường gặp vào mùa Hè.
3.1. Đặc tính
+ Thử là dương tà, cho nên mang đặc tính sốt viêm nhiệt.
+ Tính hay thăng tán, do đó dễ làm tiêu hao tân dịch… Vào mùa hè vào những ngày nắng trời, người ta thường mất nhiều mồ hôi, khát nóng sốt.
+ Thường phối hợp với Thấp, nhất là cuối hè sang Thu, gây ra chứng Lî, tiêu chảy.
3.2. Chứng bệnh của Thử
Sốt cao, nhức đầu, khát nước, người buồn bực khó chịu, có mồ hôi, mạch hồng sác, chia làm 3 loại :
– Dương thử còn gọi là trúng thử : do ở lâu ngoài nắng, bỗng ngã lăn ra mê man, không biết gì, bản chất là Nhiệt.
– Âm thử, còn gọi là Thương thử : do mùa Hè, chỉ ở trong mát, ăn nhiều thức ăn sống lạnh làm âm khí lấn át dương khí gây ra : sốt cao, do đó sợ lạnh, đầu đau, bụng đau, thổ tả, bản chất bệnh là hàn.
– Thử thấp : do mùa Hè lội nước, dầm mưa ở nơi ẩm thấp làm cho Thử hợp với Thấp xâm phạm vào ruột gây ra Lî, hoặc thổ tả.
3.1. Đặc tính
+ Thử là dương tà, cho nên mang đặc tính sốt viêm nhiệt.
+ Tính hay thăng tán, do đó dễ làm tiêu hao tân dịch… Vào mùa hè vào những ngày nắng trời, người ta thường mất nhiều mồ hôi, khát nóng sốt.
+ Thường phối hợp với Thấp, nhất là cuối hè sang Thu, gây ra chứng Lî, tiêu chảy.
3.2. Chứng bệnh của Thử
Sốt cao, nhức đầu, khát nước, người buồn bực khó chịu, có mồ hôi, mạch hồng sác, chia làm 3 loại :
– Dương thử còn gọi là trúng thử : do ở lâu ngoài nắng, bỗng ngã lăn ra mê man, không biết gì, bản chất là Nhiệt.
– Âm thử, còn gọi là Thương thử : do mùa Hè, chỉ ở trong mát, ăn nhiều thức ăn sống lạnh làm âm khí lấn át dương khí gây ra : sốt cao, do đó sợ lạnh, đầu đau, bụng đau, thổ tả, bản chất bệnh là hàn.
– Thử thấp : do mùa Hè lội nước, dầm mưa ở nơi ẩm thấp làm cho Thử hợp với Thấp xâm phạm vào ruột gây ra Lî, hoặc thổ tả.
4. THẤP
4.1. Phân loại : Có 2 loại Thấp :
+ Ngoại thấp : khí ẩm thấp, thường gặp vào mùa Hè, thường gặp ở những nơi có độ ẩm thấp, đầm lầy…
+ Nội thấp : do Tỳ dương hư, không vận hóa được thủy dịch, làm thủy dịch ứ đọng lại gây bệnh.
4.2. Đặc tính của Thấp
+ Thấp chủ sự nặng nề, đình tre, do đó các chứng có kèm thêm Thấp thường thấy tay chân nặng nề.
+ Thấp hay gây dính, nhớt : miệng dính nhớt, tiểu khó.
+ Thấp bài tiết chất đục (trọc khí) : đại tiện lỏng, nước tiểu đục, huyết trắng…
+ Thấp là âm tà, thường làm hại dương khí gây trở ngại cho khí vận hành. Thí dụ : Thấp làm dương khí của Tỳ giảm sút, ảnh hưởng đến sự vận hóa thủy dịch, gây phù thũng, tiêu hóa kém…
+ Sách “Y Tông Kim Giám” : Trên trời là Thấp, dưới đất là Thổ, ở người là Tỳ, Thấp khí thông với Tỳ khí, vì vậy các bệnh gây nên bởi thấp khí đều thuộc về Tỳ.
4.3. Chứng bệnh của Thấp
Thấp khí kết hợp với các tà khí khác gây ra bệnh như : Phong thấp, Hàn thấp, Thử thấp, Thấp nhiệt.
+ Thấp nhiệt là sự kết hợp giữa Nhiệt và Thấp, chủ yếu do Nhiệt : Kiết lî, nhiễm khuẩn ở bộ phận sinh dục, tiết niệu…
4.4. Chứng nội Thấp
Do Tỳ hư không vận hóa được Thủy thấp.
+ Ở Thượng tiêu : gây ra đầu nặng, mắt hoa, ngực sườn đầy tức.
+ Ở Trung tiêu : gây bụng đầy trướng, kém ăn, chậm tiêu, miệng dính, chân tay nặng nề.
+ Ở Hạ tiêu : gây phù chân, nước tiểu ít, huyết trắng.
+ Ngoại thấp : khí ẩm thấp, thường gặp vào mùa Hè, thường gặp ở những nơi có độ ẩm thấp, đầm lầy…
+ Nội thấp : do Tỳ dương hư, không vận hóa được thủy dịch, làm thủy dịch ứ đọng lại gây bệnh.
4.2. Đặc tính của Thấp
+ Thấp chủ sự nặng nề, đình tre, do đó các chứng có kèm thêm Thấp thường thấy tay chân nặng nề.
+ Thấp hay gây dính, nhớt : miệng dính nhớt, tiểu khó.
+ Thấp bài tiết chất đục (trọc khí) : đại tiện lỏng, nước tiểu đục, huyết trắng…
+ Thấp là âm tà, thường làm hại dương khí gây trở ngại cho khí vận hành. Thí dụ : Thấp làm dương khí của Tỳ giảm sút, ảnh hưởng đến sự vận hóa thủy dịch, gây phù thũng, tiêu hóa kém…
+ Sách “Y Tông Kim Giám” : Trên trời là Thấp, dưới đất là Thổ, ở người là Tỳ, Thấp khí thông với Tỳ khí, vì vậy các bệnh gây nên bởi thấp khí đều thuộc về Tỳ.
4.3. Chứng bệnh của Thấp
Thấp khí kết hợp với các tà khí khác gây ra bệnh như : Phong thấp, Hàn thấp, Thử thấp, Thấp nhiệt.
+ Thấp nhiệt là sự kết hợp giữa Nhiệt và Thấp, chủ yếu do Nhiệt : Kiết lî, nhiễm khuẩn ở bộ phận sinh dục, tiết niệu…
4.4. Chứng nội Thấp
Do Tỳ hư không vận hóa được Thủy thấp.
+ Ở Thượng tiêu : gây ra đầu nặng, mắt hoa, ngực sườn đầy tức.
+ Ở Trung tiêu : gây bụng đầy trướng, kém ăn, chậm tiêu, miệng dính, chân tay nặng nề.
+ Ở Hạ tiêu : gây phù chân, nước tiểu ít, huyết trắng.
5. TÁO
5.1. Phân loại : Có 2 loại Táo :
– Ngoại táo : là độ khô ráo, hay gặp vào mùa Thu, chia làm 2 loại : Ôn Táo và Lương Táo, thường xâm phạm từ mũi, miệng, Phế và Vệ khí vào bên trong cơ thể.
– Nội Táo : do tân dịch, khí huyết suy giảm gây nên.
5.2. Đặc tính : Táo có tính cách khô ráo, do đó, hay làm tổn thương tân dịch và thủy dịch trong cơ thể gây ra : mũi khô, họng khô, da khô, đại tiện táo, nước tiểu ít, ho khan, ít đờm.
– Sách “Y Tông Kim Giám” : Trên trời là Táo, dưới đất là Kim, ở người là Phế, Táo khí thông với Phế khí, vì thế các bệnh gây ra bởi Táo khí đều thuộc về Phế.
5.3. Bệnh chứng của táo
– Lương Táo : Cảm phải gió heo may hiu hắt của mùa Thu (còn gọi là Phong Táo) gây ra : sốt, sợ lạnh. Đầu đau, ho khan, họng khô, mũi nghẹt, không có mồ hôi…
– Ôn Táo : Cảm phải khí mùa Thu, lạnh lâu không mưa gây nên (còn gọi là Nhiệt Táo) gây nên : Sốt cao, ít sợ lạnh, đầu đau, ngực đau, mũi khô, miệng khát, trong người bứt rứt, lưỡi đỏ… hay gặp trong các bệnh truyền nhiễm về mùa Thu như : Sốt xuất huyết, Viêm não…
– Ôn táo hay làm khô tân dịch, do đó dễ gây mất điện giải sinh ra nhiễm độc hệ thần kinh và vận mạch : Hôn mê, vật vã, xuất huyết…
5.4. Chứng nội Táo
Do tân dịch khô kiệt, âm hư, dùng thuốc cay đắng và thuốc hạ lâu ngày làm da nhăn nheo, môi nứt nẻ, móng tay chân khô, khát nhiều, táo kết…
– Ngoại táo : là độ khô ráo, hay gặp vào mùa Thu, chia làm 2 loại : Ôn Táo và Lương Táo, thường xâm phạm từ mũi, miệng, Phế và Vệ khí vào bên trong cơ thể.
– Nội Táo : do tân dịch, khí huyết suy giảm gây nên.
5.2. Đặc tính : Táo có tính cách khô ráo, do đó, hay làm tổn thương tân dịch và thủy dịch trong cơ thể gây ra : mũi khô, họng khô, da khô, đại tiện táo, nước tiểu ít, ho khan, ít đờm.
– Sách “Y Tông Kim Giám” : Trên trời là Táo, dưới đất là Kim, ở người là Phế, Táo khí thông với Phế khí, vì thế các bệnh gây ra bởi Táo khí đều thuộc về Phế.
5.3. Bệnh chứng của táo
– Lương Táo : Cảm phải gió heo may hiu hắt của mùa Thu (còn gọi là Phong Táo) gây ra : sốt, sợ lạnh. Đầu đau, ho khan, họng khô, mũi nghẹt, không có mồ hôi…
– Ôn Táo : Cảm phải khí mùa Thu, lạnh lâu không mưa gây nên (còn gọi là Nhiệt Táo) gây nên : Sốt cao, ít sợ lạnh, đầu đau, ngực đau, mũi khô, miệng khát, trong người bứt rứt, lưỡi đỏ… hay gặp trong các bệnh truyền nhiễm về mùa Thu như : Sốt xuất huyết, Viêm não…
– Ôn táo hay làm khô tân dịch, do đó dễ gây mất điện giải sinh ra nhiễm độc hệ thần kinh và vận mạch : Hôn mê, vật vã, xuất huyết…
5.4. Chứng nội Táo
Do tân dịch khô kiệt, âm hư, dùng thuốc cay đắng và thuốc hạ lâu ngày làm da nhăn nheo, môi nứt nẻ, móng tay chân khô, khát nhiều, táo kết…
6. HỎA
6.1. Phân loại : Hỏa hay Nhiệt, thường có 2 loại :
– Thực nhiệt : do Hỏa khí và nhiệt khí bên ngoài gây nên. Thí dụ : đi nắng hoặc đứng gần lửa cháy, Hỏa khí trong người bị bùng theo lên gây ra nóng.
– Hư Hỏa : do âm hư, không kềm chế nổi Hỏa, khiến Hỏa vượng lên, thường gặp trong các chứng Âm hư hỏa vượng.
6.2. Đặc tính
– Thiên ‘Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận’ (TVấn 5) ghi : “Phương Nam sinh nhiệt”, do đó Hỏa khí thường gây sốt : sốt cao, họng đỏ, mặt đỏ…
– Hỏa hay bốc lên (như hình dáng ngọn lửa bốc cháy) vì thế hay gây ra viêm nhiệt ở phần trên. Thí dụ : Hỏa của Vị vượng, gây lở loét môi miệng, lợi răng… (Tỳ khai khiếu ở miệng).
+ Hỏa của Can vượng gây nên mắt sưng, mắt đau, mắt đỏ… (Can khai khiếu ở mắt).
+ Hỏa của Tâm vượng gây nên lưỡi lở loét sưng dộp… (Tâm khai khiếu ở lưỡi).
– “Tâm chủ huyết” do đó, Hỏa dễ gây chảy máu : chảy máu cam (hỏa của Phế vượng), Tiểu ra máu (Hỏa của Thận vượng), Ói ra máu (Hỏa của vị vượng)…
– Hỏa vượng lên, phản khắc lại Thủy, do đó thường làm hao đốt tân dịch (thủy khí), gây ra khát nước, miệng khô, táo bón…
– Sách “Y Tông Kim Giám” : Trên trời là Hỏa, dưới đất là Nhiệt, ở người là Tâm… Hỏa khí thông với Tâm khí, do đó, các bệnh gây nên bởi Hỏa khí đều thuộc về Tâm.
6.3. Chứng bệnh của Hỏa
– Hỏa sinh Nhiệt, nhiệt có thể kết hợp với các khí khác gây nên bệnh như : Phong Nhiệt, Thấp Nhiệt, Thử Nhiệt, Táo Nhiệt…
– Vào mùa Hè (Hỏa khí vượng), hay gây nên các bệnh nhiễm khuẩn : mụn nhọt, phổi viêm, họng viêm… Nếu nhiệt quá độ, thành Hỏa, gây sốt rất cao, có khi mê sảng, phát cuồng…
– Gây các chứng bệnh truyền nhiễm ở thời kỳ toàn phát, có hoặc không có biền chứng mất nước, nhiễm độc thần kinh, chảy máu : Mặt đỏ, mắt đỏ, sợ nóng, khát, tiểu ít, đỏ, chảy máu cam, đại tiện ra máu…
6.4. Chứng hư Nhiệt : do Âm hư sinh nội nhiệt : gò má đỏ, trong lòng phiền nhiệt, ra mồ hôi trộm…
Cũng do thất (7) tình gây nên : Giận quá, làm Can hỏa bốc lên, Phòng dục quá độ làm Tường hỏa động, buồn thương quá làm Hỏa bốc lên Phế…
– Thực nhiệt : do Hỏa khí và nhiệt khí bên ngoài gây nên. Thí dụ : đi nắng hoặc đứng gần lửa cháy, Hỏa khí trong người bị bùng theo lên gây ra nóng.
– Hư Hỏa : do âm hư, không kềm chế nổi Hỏa, khiến Hỏa vượng lên, thường gặp trong các chứng Âm hư hỏa vượng.
6.2. Đặc tính
– Thiên ‘Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận’ (TVấn 5) ghi : “Phương Nam sinh nhiệt”, do đó Hỏa khí thường gây sốt : sốt cao, họng đỏ, mặt đỏ…
– Hỏa hay bốc lên (như hình dáng ngọn lửa bốc cháy) vì thế hay gây ra viêm nhiệt ở phần trên. Thí dụ : Hỏa của Vị vượng, gây lở loét môi miệng, lợi răng… (Tỳ khai khiếu ở miệng).
+ Hỏa của Can vượng gây nên mắt sưng, mắt đau, mắt đỏ… (Can khai khiếu ở mắt).
+ Hỏa của Tâm vượng gây nên lưỡi lở loét sưng dộp… (Tâm khai khiếu ở lưỡi).
– “Tâm chủ huyết” do đó, Hỏa dễ gây chảy máu : chảy máu cam (hỏa của Phế vượng), Tiểu ra máu (Hỏa của Thận vượng), Ói ra máu (Hỏa của vị vượng)…
– Hỏa vượng lên, phản khắc lại Thủy, do đó thường làm hao đốt tân dịch (thủy khí), gây ra khát nước, miệng khô, táo bón…
– Sách “Y Tông Kim Giám” : Trên trời là Hỏa, dưới đất là Nhiệt, ở người là Tâm… Hỏa khí thông với Tâm khí, do đó, các bệnh gây nên bởi Hỏa khí đều thuộc về Tâm.
6.3. Chứng bệnh của Hỏa
– Hỏa sinh Nhiệt, nhiệt có thể kết hợp với các khí khác gây nên bệnh như : Phong Nhiệt, Thấp Nhiệt, Thử Nhiệt, Táo Nhiệt…
– Vào mùa Hè (Hỏa khí vượng), hay gây nên các bệnh nhiễm khuẩn : mụn nhọt, phổi viêm, họng viêm… Nếu nhiệt quá độ, thành Hỏa, gây sốt rất cao, có khi mê sảng, phát cuồng…
– Gây các chứng bệnh truyền nhiễm ở thời kỳ toàn phát, có hoặc không có biền chứng mất nước, nhiễm độc thần kinh, chảy máu : Mặt đỏ, mắt đỏ, sợ nóng, khát, tiểu ít, đỏ, chảy máu cam, đại tiện ra máu…
6.4. Chứng hư Nhiệt : do Âm hư sinh nội nhiệt : gò má đỏ, trong lòng phiền nhiệt, ra mồ hôi trộm…
Cũng do thất (7) tình gây nên : Giận quá, làm Can hỏa bốc lên, Phòng dục quá độ làm Tường hỏa động, buồn thương quá làm Hỏa bốc lên Phế…
7. DỊCH LỆ
Cũng là 1 loại bệnh do tà khí lục dâm cảm nhiễm vào cơ thể gây nên, nhưng có tính chất lây lan thành những vụ dịch lớn, nhỏ như : cúm, sởi, quai bị…
B.- NGUYÊN NHÂN BÊN TRONG ( NỘI NHÂN)
1. Thất tình
Nguyên nhân bên trong chủ yếu do thất tình gây nên. Vui (hỷ), giận (nộ), buồn (ai), thương (ái), ghét (ố), sợ (cụ), muốn (dục). Bảy tình này kích thích quá độ hoặc kéo dài, sẽ ảnh hưởng đến sự tuần hoàn của khí huyết làm rối loạn chức năng của tạng phủ gây nên bệnh : huyết áp cao, bao tử loét, thần kinh suy nhược…
2. Thất tình và tạng phủ
– Tình chí bị kích động, tạng phủ sẽ biến hóa ra thất tình : can sinh ra giận dữ, tâm sinh ra vui mừng, Tỳ sinh ra nghĩ, phế sinh ra lo, thận sinh ra sợ…
– Thất tình gây tổn thương tinh, khí, huyết của cơ thể : giận quá hại can (nộ thương can), mừng quá hại tâm (hỷ thương tâm), lo quá hại hại tỳ (ưu thương tỳ), buồn quá hại phế (bi thương phế), sợ quá hại thận (khủng thương thận).
– Thất tình làm ảnh hưởng đến sự thăng giáng khí của tạng phủ : sách Nội Kinh : “Giận làm khí bốc lên, mừng làm khí hãm, buồn làm khí tiêu, sợ làm khí hạ, kinh làm khí loạn, nghĩ làm khí kết…”.
Triệu chứng chung là : tính tình thay đổi, mừng giận buồn vui thất thường, mất ngủ, mộng nhiều, ăn kém, không biết đói, đầu đau, ngực tức, hay ngáp vặt, thở dài, mệt mỏi, nặng hơn thì tinh thần hốt hoảng, dễ kinh sợ, nói năng sai lạc, điên dại, ngẩn ngơ… kèm theo những hội chứng rối loạn của tạng phủ như : tiểu nhiều (thận), thở mệt (phế)…
– Thất tình thường gây nhiều bệnh ở 3 tạng chính là tâm, tỳ và can.
+ Tâm : ngực đau tức, mất ngủ, hay quên, tinh thần không ổn định, cười nói huyên thuyên , điên cuồng…
+ Can : hay cáu gắt, hông sườn đầy tức, kinh nguyệt không đều…
+ Tỳ : ăn uống kém, biếng ăn, rối loạn tiêu hóa…
Có thể hiểu như sau : thất tình, biểu hiện của âm chứng : buồn, lo… Âm sinh âm, do đó, thường làm cho phần âm của cơ thể bị tổn hại, phần âm của cơ thể giữa gặp nhất chính là huyết. Ba tạng Tâm, Can và Tỳ liên hệ trực tiếp đến huyết (Tâm chủ huyết, Can tàng huyết và Tỳ thông huyết, do đó 3 tạng này thường chịu ảnh hưởng nhiều của thất tình.
– Thất tình gây tổn thương tinh, khí, huyết của cơ thể : giận quá hại can (nộ thương can), mừng quá hại tâm (hỷ thương tâm), lo quá hại hại tỳ (ưu thương tỳ), buồn quá hại phế (bi thương phế), sợ quá hại thận (khủng thương thận).
– Thất tình làm ảnh hưởng đến sự thăng giáng khí của tạng phủ : sách Nội Kinh : “Giận làm khí bốc lên, mừng làm khí hãm, buồn làm khí tiêu, sợ làm khí hạ, kinh làm khí loạn, nghĩ làm khí kết…”.
Triệu chứng chung là : tính tình thay đổi, mừng giận buồn vui thất thường, mất ngủ, mộng nhiều, ăn kém, không biết đói, đầu đau, ngực tức, hay ngáp vặt, thở dài, mệt mỏi, nặng hơn thì tinh thần hốt hoảng, dễ kinh sợ, nói năng sai lạc, điên dại, ngẩn ngơ… kèm theo những hội chứng rối loạn của tạng phủ như : tiểu nhiều (thận), thở mệt (phế)…
– Thất tình thường gây nhiều bệnh ở 3 tạng chính là tâm, tỳ và can.
+ Tâm : ngực đau tức, mất ngủ, hay quên, tinh thần không ổn định, cười nói huyên thuyên , điên cuồng…
+ Can : hay cáu gắt, hông sườn đầy tức, kinh nguyệt không đều…
+ Tỳ : ăn uống kém, biếng ăn, rối loạn tiêu hóa…
Có thể hiểu như sau : thất tình, biểu hiện của âm chứng : buồn, lo… Âm sinh âm, do đó, thường làm cho phần âm của cơ thể bị tổn hại, phần âm của cơ thể giữa gặp nhất chính là huyết. Ba tạng Tâm, Can và Tỳ liên hệ trực tiếp đến huyết (Tâm chủ huyết, Can tàng huyết và Tỳ thông huyết, do đó 3 tạng này thường chịu ảnh hưởng nhiều của thất tình.
C.- NHỮNG NGUYÊN NHÂN KHÁC (BẤT NỘI NGOẠI NHÂN)
Là tất cả những nguyên nhân khác, không do cảm nhiễm bởi tà khí lục dâm, cũng không phải do thất tình làm cơ thể suy yếu mà sinh bệnh, cụ thể là :
1. Đàm ẩm
1.1. Đại cương : đàm ẩm là chất đặc, ẩm là chất trong loãng. Đàm ẩm là 1 sản phẩm bệnh lý.
1.2. Nguồn gốc : do tân dịch ngưng tụ hóa thành. Chủ yếu do 3 tạng Tỳ, phế và thận không làm được công năng vận chuyển thủy dịch gây nên, Tỳ vận hóa thủy thấp, đưa lên phế, Phế truyền xuống cho Thận thải ra ngoài. Nếu 1 trong 3 tạng trên bị suy kém, không vận hóa được thủy dịch, thủy dịch đọng lại gây nên đàm ẩm.
1.3. Tác động : Sau khi hình thành, đàm ẩm theo khí vận chuyển trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến sự vận hành khí huyết, sự thăng giáng của khí, gây ra bệnh.
1.4. Bệnh chứng của đàm ẩm :
1.4.1. Đàm :
+ Đàm đình trệ ở phế, gây hen suyễn, khạc đàm…
+ Đàm đình trệ ở tâm, che lấp làm tâm không khai thông được sinh ra điên cuồng, lưỡi cứng không nói được…
+ Đàm đình trệ ở ngực gây ra tức ngực, suyễn.
+ Đàm nghịch lên ở phía trên gây ra chứng huyền vựng (chóng mặt).
+ Đàm đình trệ ở kinh Thiếu dương gây ra sốt rét.
1.4.2. Ẩm :
+ Ẩm tràn ra cơ nhục gây phù thũng.
+ Ẩm tràn ra ngực sườn gây ho suyễn.
+ Ẩm vào Tỳ gây sôi bụng, đầy bụng, kém ăn…
1.5. Hội chứng bệnh do đàm ẩm gây ra :
+ Phong đàm : hoa mắt, chóng mặt, đột nhiên ngã qụy, khò khè, miệng méo, lưỡi cứng không nói được, thường gặp nơi người Động kinh.
+ Nhiệt đàm : đầu mặt nóng, táo bón, họng đau, điên cuồng…
+ Hàn đàm : ho ra đàm lỏng, xương đau dữ dội, mạch trầm trì…
+ Thấp đàm : người nặng nề, mệt mỏi…
+ Lao hạch : còn được gọi là Tràng nhạc, Loa lịch, hạch lao thường ở cổ, bẹn (háng) thành khối hạch, không nóng đau, khi vỡ hay loét ra chất bã đậu, khó lành miệng vết thương.
+ Huyền ẩm : mạn sườn đau, khó thở, thường gặp trong chứng tràn dịch màng phổi (phổi nước).
+ Yêm ẩm : Yêm là tràn, do đó, người thường thấy nặng nề, phù tay chân, không có mồ hôi, sợ lạnh… hen suyễn, mặt phù…
1.2. Nguồn gốc : do tân dịch ngưng tụ hóa thành. Chủ yếu do 3 tạng Tỳ, phế và thận không làm được công năng vận chuyển thủy dịch gây nên, Tỳ vận hóa thủy thấp, đưa lên phế, Phế truyền xuống cho Thận thải ra ngoài. Nếu 1 trong 3 tạng trên bị suy kém, không vận hóa được thủy dịch, thủy dịch đọng lại gây nên đàm ẩm.
1.3. Tác động : Sau khi hình thành, đàm ẩm theo khí vận chuyển trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến sự vận hành khí huyết, sự thăng giáng của khí, gây ra bệnh.
1.4. Bệnh chứng của đàm ẩm :
1.4.1. Đàm :
+ Đàm đình trệ ở phế, gây hen suyễn, khạc đàm…
+ Đàm đình trệ ở tâm, che lấp làm tâm không khai thông được sinh ra điên cuồng, lưỡi cứng không nói được…
+ Đàm đình trệ ở ngực gây ra tức ngực, suyễn.
+ Đàm nghịch lên ở phía trên gây ra chứng huyền vựng (chóng mặt).
+ Đàm đình trệ ở kinh Thiếu dương gây ra sốt rét.
1.4.2. Ẩm :
+ Ẩm tràn ra cơ nhục gây phù thũng.
+ Ẩm tràn ra ngực sườn gây ho suyễn.
+ Ẩm vào Tỳ gây sôi bụng, đầy bụng, kém ăn…
1.5. Hội chứng bệnh do đàm ẩm gây ra :
+ Phong đàm : hoa mắt, chóng mặt, đột nhiên ngã qụy, khò khè, miệng méo, lưỡi cứng không nói được, thường gặp nơi người Động kinh.
+ Nhiệt đàm : đầu mặt nóng, táo bón, họng đau, điên cuồng…
+ Hàn đàm : ho ra đàm lỏng, xương đau dữ dội, mạch trầm trì…
+ Thấp đàm : người nặng nề, mệt mỏi…
+ Lao hạch : còn được gọi là Tràng nhạc, Loa lịch, hạch lao thường ở cổ, bẹn (háng) thành khối hạch, không nóng đau, khi vỡ hay loét ra chất bã đậu, khó lành miệng vết thương.
+ Huyền ẩm : mạn sườn đau, khó thở, thường gặp trong chứng tràn dịch màng phổi (phổi nước).
+ Yêm ẩm : Yêm là tràn, do đó, người thường thấy nặng nề, phù tay chân, không có mồ hôi, sợ lạnh… hen suyễn, mặt phù…
2. Ứ huyết
Là sự vận hành khí huyết không thông, xung huyết hoặc xuất huyết cục bộ.
Thường do khí hư, khí trệ khiến cho huyết ngưng trệ hoặc xuất huyết trong cơ thể.
– Những biểu hiện của ứ huyết :
+ Đau : Nội Kinh : “Thông tắc bất thống, thống tắc bất thông” (Lưu thông thì không đau, đau là do không thông), đau ở đây thường do xung huyết gây chèn ép, thường đau cố định 1 chỗ, ấn vào thấy đau hơn.
+ Sưng : thành khối, hay gặp trong ngoại khoa là gẫy xương, ngã, bong gân… hoặc ứ huyết ở các tạng phủ.
+ Xuất huyết nội : như đại tiện ra máu, rong huyết… hoặc xuất huyết dưới da như trong trường hợp sốt xuất huyết, ngộ độc…
Thường do khí hư, khí trệ khiến cho huyết ngưng trệ hoặc xuất huyết trong cơ thể.
– Những biểu hiện của ứ huyết :
+ Đau : Nội Kinh : “Thông tắc bất thống, thống tắc bất thông” (Lưu thông thì không đau, đau là do không thông), đau ở đây thường do xung huyết gây chèn ép, thường đau cố định 1 chỗ, ấn vào thấy đau hơn.
+ Sưng : thành khối, hay gặp trong ngoại khoa là gẫy xương, ngã, bong gân… hoặc ứ huyết ở các tạng phủ.
+ Xuất huyết nội : như đại tiện ra máu, rong huyết… hoặc xuất huyết dưới da như trong trường hợp sốt xuất huyết, ngộ độc…
3. Ăn uống
– Số lượng thức ăn : ăn nhiều quá gây bội thực. Ăn ít quá không đủ năng lượng cho cơ thể, gây mỏi mệt…
– Chất lượng thức ăn : Thức ăn không cung cấp đủ lượng sinh tố cần thiết cho cơ thể, gây suy dinh dưỡng… Những thức ăn mốc, kém phẩm chất gây ngộ độc, ung thư… Thức ăn chế biến không đúng quy cách, thí dụ : luộc rau quá nhừ làm mất sinh tố, chiên xào với quá nhiều mỡ dễ gây ra chứng xơ mỡ động mạch. Rán nướng quá cháy dễ gây ung thư…
Ngoài ra cần để ý đến những yếu tố gây bệnh đối với từng tạng phủ : Thức ăn lạnh quá, làm Tỳ vị hư hàn, thận suy yếu. Thức ăn cay, nóng gây táo bón…
– Chất lượng thức ăn : Thức ăn không cung cấp đủ lượng sinh tố cần thiết cho cơ thể, gây suy dinh dưỡng… Những thức ăn mốc, kém phẩm chất gây ngộ độc, ung thư… Thức ăn chế biến không đúng quy cách, thí dụ : luộc rau quá nhừ làm mất sinh tố, chiên xào với quá nhiều mỡ dễ gây ra chứng xơ mỡ động mạch. Rán nướng quá cháy dễ gây ung thư…
Ngoài ra cần để ý đến những yếu tố gây bệnh đối với từng tạng phủ : Thức ăn lạnh quá, làm Tỳ vị hư hàn, thận suy yếu. Thức ăn cay, nóng gây táo bón…
4. Sang chấn, trùng thú cắn
Có những loại do té ngã, bị đâm chém, chấn thương do té ngã, do bị súc vật cắn…
TÓM LẠI
3 loại nguyên nhân trên có liên hệ mật thiết với nhau. Nguyên nhân bên ngoài khó xâm nhập vào cơ thể nếu cơ thể khỏe mạnh. Nguyên nhân bên trong cũng phát sinh hoặc phát triển nặng hơn nhờ sự hỗ trợ của các nguyên nhân khác. Thí dụ : trong lòng buồn phiền gặp thêm khung cảnh buồn bên ngoài càng làm buồn thêm, vì thế, Nguyễn Du, trong ‘Đoạn Trường Tân Thanh’ đã ghi : “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.
Như vậy, 1 rối loạn cục bộ không thể không ảnh hưởng đến toàn thân và sự suy yếu toàn cơ thể không thể không ảnh hưởng tới bệnh ở cục bộ.
Như vậy, 1 rối loạn cục bộ không thể không ảnh hưởng đến toàn thân và sự suy yếu toàn cơ thể không thể không ảnh hưởng tới bệnh ở cục bộ.