10 Tháng Mười Một 2022

0 bình luận

Ong đen

10 Tháng Mười Một 2022

Tác giả: thuc


0
(0)

Ong đen

Tên tiếng Việt: Ong đen, Ong mướp, Ô phong, Hùng phong, Tượng phong, Trúc phong.

Tên khoa học: Xylocoba dissimilis Feruisac

Họ: Ong Apidae

Công dụng: thanh nhiệt tả hỏa khử phong dùng trong những trường hợp sau răng miệng lở loét, đau cổ họng trẻ con kinh phong.

Mô tả con ong đen

Ong đen có màu đen, thân to và tù, dài chừng 0.5cm, toàn thân có lông mềm, màu đen nhạt, phía lưng có lông màu vàng nhạt, chân ngắn, đen, cánh màu lam tím, óng ánh, mềm, nhìn qua được, thường sống trong những hốc cây mục hay trong thân cây tre, cây nứa, có thể sâu tới 30cm hay hơn. Trong thân cây nứa, ong chia thành ngăn, trong ngăn có phấn hoa và mật, đồng thời đẻ trứng.

Phân bố

  • Ong đen sống khắp nơi ở đồng bằng cũng như miền núi, tại nước ta còn ít chú ý khai thác. Tại miền nam Trung Quốc người ta thường bắt ong này vào mùa thu đông là mùa ong sống trong ống tre nứa. Sau khi biết ong ở đâu, người ta nút kín ống tre hay nứa lại. Hơ nóng cho ong chết, chẻ ra để lấy mà dùng.
  • Ong đen bảo quản dễ mốc mọt, phải sấy cho khô, không nên phơi nắng dễ hỏng và dễ mốc mọt hơn. Ong đen có thể là một nguồn xuất khẩu cần chú ý khai thác.

Thành phần hóa học

Chưa có tài liệu nghiên cứu

Công dụng và liều dùng

  • Ong đen là một vị thuốc được dùng từ lâu đời trong đời sống nhân dân. Theo tài liệu cổ có vị ngọt chua, tính hàn, không độc, vào kinh vị và đại trường.
  • Tác dụng của ong đen là thanh nhiệt tả hỏa khử phong dùng trong những trường hợp sau răng miệng lở loét, đau cổ họng trẻ con kinh phong. Ngày dùng 2-4 con tán nhỏ uống.
  • Theo tài liệu cổ người hư hàn, không hỏa không nên dùng.

 

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Vui lòng để lại đánh giá của bạn nhé!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượng tham gia đánh giá: 0

Hiện bài viết chưa có đánh giá nào! Bạn hãy là người đầu tiên nhé.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Bài viết liên quan

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Sâm Xuyên Đá
>

Warning: Undefined variable $ub in /home/duoclie3/kienthucdongy.net/wp-content/plugins/web-tracker-for-wordpress-W26ADT3/diframework/ditools.php on line 650

Warning: Undefined variable $ub in /home/duoclie3/kienthucdongy.net/wp-content/plugins/web-tracker-for-wordpress-W26ADT3/diframework/ditools.php on line 659

Warning: Undefined variable $ub in /home/duoclie3/kienthucdongy.net/wp-content/plugins/web-tracker-for-wordpress-W26ADT3/diframework/ditools.php on line 674