10 November 2022

0 bình luận

Qua lâu

10 November 2022

Tác giả: thuc


0
(0)

Qua lâu

Tên tiếng Việt: Qua lâu, Bạc bát, Dưa trồi, Dưa núi, Hoa bát, Vương qua, Dây bạc bát, Bát bát trâu, Thau ca (Tày)

Tên khoa học: Trichosanthes kirilowi Maxim.

Họ: Cucurbitaceae (Bầu bí)

Công dụng: Hạt là vị thuốc có tên “Qua lâu nhân”, chữa ung thư. Hạt và quả chữa sốt khát, ho khan, nôn ra máu, táo bón. Rễ củ chữa chứng sốt âm ỉ, vàng da, đau vú, lở ngứa.

 

Mô tả

  • Dây leo, dài 3-10m. Rễ củ thuôn dài như củ sắn, thắt khúc. Thân có rãnh và những chấm trắng (bì khổng). Lá mọc so le, dày và dai, đường kính 1 ei- nem, gốc hình tim, đầu hơi nhọn, xẻ thành 5 thuỳ nông; mỗi thuỳ có 5 răng cưa không đều, hai mặt nhẵn, mặt trên thường điểm những vết trắng; cuống lá dài 3-4cm; tua cuốn mọc đối xứng với lá, chia 3-5 nhánh.
  • Hoa đơn tính, màu trắng, đầu cánh hoa có nhiều sợi dạng mi dài; cụm hoa đực dài 10-15cm; đài hình ống loe ở đầu, 5 răng có lông nhỏ, cánh hoa có lông; nhị hợp thành đầu, chỉ nhị 3; hoa cái mọc đơn độc, đài và tràng giống hoa đực, nhưng hơi tiêu giảm, bầu hình trứng, có lông mịn.
  • Quả hình cầu hoặc hình trứng, màu lục có sọc trắng, khi chín màu đỏ; hạt nhiều, hình trứng dẹt, mắu nâu nhạt.
  • Mùa hoa : tháng 3-6; mùa quả : tháng 7-10.

Phân bố, sinh thái

Chi Trichosanthes L. gồm khoảng 40 loài, phân bố rải rác ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, từ Srilanca, Ấn Độ, Pakistan, Mianma, Trung Quốc đến các nước ở bán đảo Đông Dương, Thái Lan, Malaysia, vùng Bắc và Đông Australia, quần đảo Figi ở Thái Bình Dương. Ở Malaysia có 15 loài, Việt Nam 12 loài. Loài qua lâu phân bố chủ yếu ở vùng Đông Á, bao gồm Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và Lào. Ở Việt Nam, các loài có tên là qua lâu thường thấy ở một số tỉnh giáp biên giới phía bắc, như Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn La, Hoà Bình. Có tài liệu cho rằng, nó còn phân bố đến tận Ninh Thuận (Võ Văn Chi, 1997).

Qua lâu là cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể chịu bóng, thưòng leo trùm lên những cây bụi và dây leo khác ở vùng rừng núi đá vôi ẩm. Đôi khi thấy cả ở ven rừng kín thường xanh hoặc bờ các nương rẫy giáp núi đá vôi. Độ cao phân bố từ 300m (Thái Nguyên) đến 1300m (Hà Giang). Cây thường mọc trên đất ẩm, nhiều mùn và tơi xốp. Ở vùng rừng núi đá vôi, có thể gặp những cây qua lâu mọc từ trong các hốc đá. Cây thích nghi với những vùng có nhiệt độ trung bình năm từ 18 đến 22°c, độ ẩm không khí trung bình 80-85% và có mùa đông lạnh kéo dài 3-4 tháng. Cây ra hoa quả hàng năm, nhưng mức độ sai quả tuỳ theo từng năm. Khi chín, chim thường ăn phần thịt quả; cây con mọc từ hạt là phương thức tái sinh tự nhiên chủ yếu- Hiện nay chưa xác định được vòng đời của qua lâu, song dự đoán cây có thể sống 3-4 năm.

Bộ phận dùng

Hạt tên thuốc là qua lâu nhân, vỏ quả là qua lâu bì, rễ củ là thiên hoa phấn hay qua lâu căn. Quả thu hái vào tháng 9-10 lấy vỏ quả và hạt phơi khô. Rể củ thu hái vào mùa đông. Đào về rửa sạch, gọt vỏ ngoài, cắt thành từng đoạn, bổ dọc phơi khô. Nếu trồng để lấy thiên hoa phấn thì khi cây ra hoa, người ta ngắt bỏ hết hoa không cho cây kết quả, do đó rễ sẽ mập hơn. Trong y học cổ truyền, qua lâu được chế biến như sau :

  1. Qua lâu thái sợi: Lấy quả, bỏ hạt, dùng vải ẩm lau sạch bụi bẩn (không rửa nước), thái sợi dài 5-7cm rộng 2-3mm phơi nắng hay phơi âm can cho khô.
  2. Qua lâu chưng : Quả bỏ hạt, bỏ cuống, chưng 1-2 giờ cho mềm, ép dẹp, thái thành sợi, phơi khô.
  3. Qua lâu chích mật: Qua lâu (10kg), mật ong (2kg). Trưóc tiên trộn mật ong vói qua lâu sợi, để 30 phút cho ngấm đều, rồi sao nhỏ lửa cho đến khi không dính tay.
  4. Qua lâu sao vàng : Qua lâu sợi sao nhỏ lửa đến khi có màu vàng sẫm và các chấm màu nâu cánh gián.
  5. Qua lâu nhân sao thơm : Sao qua lâu nhân đến màu vàng, và khi có mùi thơm, cho thêm đồng lượng thiên hoa phấn vào cùng sao để giữ chất đầu của dược liệu.
  6. Qua lâu nhân sao cháy : Cho qua lâu nhân vào nổi đã rang nóng già sao đến khi bề mặt có màu đen nhánh.
  7. Qua lâu nhân sao cám : Qua lâu nhân (10kg) cám gạo (0,5kg), trộn đều cám và qua lâu nhân, sao nhỏ lửa đến khi có màu vàng.
  8. Qua lâu nhân chích mật ong : Qua lâu nhân (10kg), mật ong (0,3kg), nước (lít). Hoà mật ong với nước, cho qua lâu nhân trộn đều rồi cho vào nồi đã đun nóng già. Sao đến khi sờ không dính tay. Có thể sao qua lâu nhân cho phồng lên rổi vẩy mật ong vào và sao tiếp đến khi sờ không dính tay là được.
  9. Qua lâu sương : Tán qua lâu nhân thành bột mịn, gói bột vào giấy bản hay vải gạc; ép nóng bằng cách rạng bột ỏ nhiệt độ 100-105°C, hoặc đồ cho bột chín rôi ép 4 lần cho hết dầu. Đem phơi hoặc sấy bột, được qua lâu sương.

Thành phần hóa học :

Hạt qua lâu chứa các hợp chất sau : Các chất triterpenoid

Năm hơp chất triterpen với bò khung D:C friedo- olean là:

  • D:C” fricdo-oleana – 7 – 9 , 1 1 ) – dien – 3β – 29 – diol (3 epi karounidol)
  • 7 oxo – D:C” fricado — olean – 8en – 3β – ol (7oxo isonmulti i florcnol)
  • 7 oxo – 8β  – D:C – fhicido – olean – 9(1 1) – en – 3α – 29β ) diol (3  epibriotlolol, và
  • D. C. friedo – olean – 8en 3β – – 29β diol (Brionolol).
  • Các chất trên có tác dụng trống viêm

Một protein có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn HIV được Lee Hoang Syhsia và cộng sự tách từ hạt qua lâu là TAP-29. Chất  này khác với chất protein trichosanthin cũng chiết từ qua lâu TAP-29 có trọng lượng phân tử là 29 KDa, còn trichosanthin (GLQ – 233) có trong lượng là 26 KDa- Trichosanthin có tác dụng gây sẩy thai và điều trị HIV (CA, 115, 1991, 19807 u CA. l I4, 1991, 69043 f: CA, 118, 1993, 116726 a).

Các acid béo : Trong hạt qua lâu có các triacetylglycerrol chứa các picolinyl ester 38,2 mol % và acid punicic 38,0 mol% … (CA,123,1995,222818v)

Rể qua lâu có những thành phần sau: Các protein : Karasurin B và karasurin C là các protein có hoạt  tính ức chế hoạt động của riboson. Karasurin A gồm 247 đơn vị acid amin với trọng lượng phân tử khoảng 272}+ Da còn karasurin C gồm 249 đơn vị acid (amin amino acid residues) với trọng lượng phân tử là 27041 Da. Các chuồI. acid amin của 2 chất này hoàn giống như của karasurin A là một protein cơ bản chiết được từ rể qua lâu. (Kondo. Toshiya, Miyukami Hajime- CA. [ 26, 1997, 56500a). Chất trichosanthin (27 KDa) có trong rể qua lâu với hàm lương > 1% và TAP-29 là – 0,01%,

Tác dụng dược lý

Các protein trichosanthín và TAP-29 có hoạt tính kháng HIV cùng một kiểu, nhưng khác nhau về tính chất độc hại tế bào. Chỉ trichosanthin có tác dụng độc phụ thuộc vào liều trên tế bào chủ, và là chất ức chế mạnh sự tổng hợp protein. Trong một nghiên cứu lâm sàng, đã tiêm bắp cao nước rỗ qua lâu với liều 0,2mg/người cho 2500 phụ nữ mang thai để gây sẩy thai. Tỷ lệ sẩy là 96% ở giai đoạn mang thai cuối và 71% ở giai đoạn giữa.

Tuy vậy, cần thận trọng vì có nguy cơ gây chết. Các chất có hoạt tính gây sẩy thai là trichosanthin, p – trichosanthin, a – và p – kirilowin. Phân đoạn polysaccharid của qua lâu có tác dụng kháng khối u, độc hại tế bào và kích thích miễn dịch. Trichosanthin có tính độc hại chọn lọc với tế bào ung thư rau và u melanin. Sự giảm tiết rõ rệt gonadotropin màng đệm và progesteron bỏi các tế bào ung thư rau sau khi điều trị với các protein từ qua lâu có thể quy chủ yếu cho sự mất tế bào.

Các bạch cầu đơn nhân to ở máu ngoại biên người và các đại thực bào có độ nhạy cảm cao với trichosanthin, thuốc chặn sự tăng sinh tế bào lympho. Các dòng tế bào T và đại thực bào người nhậy cảm hơn với trìchosanthin so vối các dòng tế bào B và tế bào tuỷ. Những phát hiện này cho thấy tính độc hại tế bào chọn lọc với đại thực bào và /hoặc bạch cầu đơn nhân to người có thể góp phần vào hoạt tính kháng HIV của trichosanthin, và cần đánh giá tác dụng diệt chọn lọc các tế bào bệnh bạch cầu – u bạch huyết của trichosanthin về khả năng áp dụng điều trị một số dạng bệnh bạch cầu và u bạch huyết.

Cao cồn 50° của toàn quả qua lâu có tác dụng chống viêm và giảm đau. Nước sắc rễ qua lâu có tác dụng chống tăng đường máu. Năm glycan, các trichosan A, B, c, D, E có tác dụng hạ đường máu ở chuột nhắt bình thuồng. Chất glycan chính, trichosan A, có tác dụng hạ đường máu ở cả chuột nhắt gây đái tháo đường với aloxan.

Lectin gắn galactose từ rễ qua lâu làm tăng sự tạo steroid từ các tế bào tuyến thượng thận chuột cống trắng cô lập gây bởi liều dưới mức tối đa corticotropin nhưng không có tác dụng trên sự tạo steroid gày bời liều có tác dụng tối đa của corticotropin. Cao chiết với nước nóng của rễ qua lấu có tác dụng ức chế yếu trên men aldose reductase của thể thuỷ tinh bò với tỷ lệ ức chế dưới 50%. Các glycerid trong hạt qua lâu có tác dụng chống huyết khối và bản thân acid trichosanoic là một chất ức chế kết tập tiểu cầu. Một glycoprotein kiềm, trichokirin, tương tự như trichosanthin, có tác dụng kháng HIV. Phối hợp với một kháng thể đơn dòng vô tính chống lại kháng nguyên Thy 1 -2, trichokirin giải phóng một kháng độc tố có khả năng diệt một cách chọn lọc các tế bào bệnh bạch cầu của chuột có kháng nguyên Thy 1 -2. Trôn mô hình gây thoái hoá cơ tim thỏ do tiêm adrenalin-theophylin, một thuốc đông y gồm qua lâu (40%), hồng hoa (40%) và cam thảo (20%) được dùng diều trị cho thỏ thấy, so với thỏ đối chứng, điện tàm đồ của thỏ được điều trị bằng thuốc nêu trên được cải thiện rõ rệt, hình ảnh thoái hoá cơ tim giảm đi đáng kể.

Tính vị, công năng

Hạt qua lâu có vị ngọt đắng, tính mát, vào 2 kinh phế, vị, có tác dụng thanh nhiệt, hoá đàm, nhuận phế, hoạt trường. Rễ qua lâu có vị ngọt chua, tính mát, vào 2 kinh phế vị, có tác dụng thanh nhiệt giáng hoả, sinh tân dịch, lợi sữa.

Công dụng

Hạt qua lâu được dùng trị táo bón, ho khan, thổ huyết, ung nhọt. Ngày dùng 12-16g, dạng thuốc sắc (sau khi ép bỏ hết dầu). Rễ qua lâu chữa nhiệt bệnh, tiêu khát, vàng da, đau vú, trĩ dò, lở ngứa, sưng tấy. Ngày dùng 13-20g, dạng thuốc sắc. Vỏ quả chữa phế nhiệt sinh ho, thổ huyết, ra máu cam, chữa sốt nóng, thuỷ thũng, vàng da.

Thường dùng với các vị thuốc khác chữa viêm họng mất tiếng. Trong y học Trung Quốc, rễ và vỏ qua lâu được dùng phối hợp với các dược liệu khác tri ho, ho gà, tác dụng chống co thắt và long dờm, và làm thuốc chống viêm. Hạt qua lâu điều trị bệnh phổi và làm thuốc lợi tiểu, lợi sữa, hạ sốt, tạ táo bón, sát khuẩn, làm săn (trong tiêu chảy ra máu).

Hạt sấy khô và tán nhỏ là một thành phần của thuốc bôi dẻo để tậ một số bệnh da. Rễ tán bột dùng ngoài trị eczema. Nước hãm rễ được dùng rửa vết thương. Qua lâu được dùng điều trị một số loại u, đặc biệt tật ung thư phế quản và những chỉ định khác gồm : đau ngực, đau thắt ngực đã được nghiên cứu.

Bài thuốc có qua lâu

1. Chữa trẻ con bị vàng da: Rễ qua lâu 10g, giã nhỏ, cho thêm nước đun sôi để nguội, gạn lấy nước uống. Có thể thêm ít mật ong cho dễ uống.

2. Chữa người đen sạm: Rễ qua lâu 16g, cách dùng như trên. Uống luôn trong vài ngày.

3. Chữa viêm màng phổi do lao :

a. Qua lâu nhân 8g; sài hồ, hạ khô thảo, huyền sâm, mỗi vị 16g; bán hạ chế, chỉ xác, tang bạch bì, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.

b. Toàn qua lâu, sài hồ, thanh hao, mỗi vị 20g- hoàng cầm, cát cánh, chỉ xác, mỗi vị 12g; bán hạ chế 8g. Sắc uống ngày một thang.

4. Chữa cơn đau vùng tim :

a. Qua lâu nhân 20g; củ hẹ, nhân hạt đào vỏ chanh già, mỗi vị 12g. sắc uống trong ngày.

b. Qua lâu 8g; đào nhân 16g; xuyên khung sinh địa, đương quy, xích thược, sài hồ, hồng hoa, mỗi vi 12g; cát cánh, trần bì, củ hẹ, chỉ xác, mỗi vị 8g; cam thảo 6g. Sắc uống trong ngày.

5. Chữa xơ cứng động mạch vành hoặc thời kỳ Ổn đinh sau nhồi máu cơ tim :

a. Qua lâu 8g; vỏ trai 20g; thiên ma, câu đằng thiên môn, hoàng tinh, địa long, sung uý tử, đan sâm hồng hoa, mỗi vị 8g; bán hạ chế, củ hẹ, mỗi vị 6g. sắc uống trong ngày.

b. Qua ịâu 8g; hà thủ ô 16g; trinh nữ tử, cỏ nhọ nồi, tang ký sinh, hoàng tinh, kê huyết đằng, tang thầm, mỗi vị 12g; rễ gai, thiên môn, củ hẹ, uất kim, hồng hoa, mỗi vị 8g. sắc uống trong ngày:

6. Chữa đái tháo đường: Rễ qua lâu 8g; thục địa, hoài sơn, mỗi vị 20g; đan bì, kỷ tử, thạch hộc, mỗi vị 12g; sơn thù, sa sâm, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.

7. Chữa sốt rét; thể rét nhiều sốt ít hoặc không sốt:

a. Qua lâu, quế chi, gừng khô, thảo quả, xuyên tiêu, mỗi vị 8g; binh lang 6g. sắc uống.

b. Rễ qua lâu 8g; mẫu lệ 12g; sài hồ, quế chi, hoàng cầm, mỗi vị 8g; can khương, cam thảo, mỗi vị 6g. Sắc uống.

8. Chữa viêm tắc động mạch : Qua lâu nhân 16g; đương quy, cam thảo, mỗi vị 20g; kim ngân hoa, xích thược, ngưu tất, mỗi vị 16g; huyền sâm, đào nhân, đan bì, đan sâm, mỗi vị 12g; binh lang, chỉ xác, mỗi vị 8g. sắc uống ngày một thang.

9. Chữa ho gà ở giai đoạn hồi phục : Rễ qua lâu 16g; sa sâm, mạch môn, mỗi vị 12g; tử uyển, bách bộ, mỗi vị 8g. sắc uống trong ngày.

10. Chữa quai bị: Rễ qua lâu 8g; thạch cao 16g; ngưu bàng, cát căn, mỗi vị 12g; thăng ma, liên kiều, hoàng cầm, cát cánh, mỗi vị 8g; sài hồ, cam thảo, mỗi vị 4g. sắc uống trong ngày.

11. Chữa phụ nữ đẻ sữa không xuống :

a. Rễ qua lâu thiêu tồn tính, tán nhỏ. Ngày uống 16-20g.

b. Rễ qua lâu 8g; bạch thược 12g; sài hồ, đương quy, tuyên sơn giáp, mỗi vị 8g; thanh bì, cát cánh,quy, tuyên sơn giáp, mỗi vị 8g; thanh bì, cát cánh, thông thảo, mỗi vị 6g. sắc uống ngày một thang.. Chữa viêm tuyến vú-: Qua lâu 12g; bồ công anh 40g; kim ngân hoa, liên kiều mỗi vị 16g; hoàng cầm 12g; thanh bì, sài hồ, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang. 3. Chữa viêm họng mất tiếng : Vỏ quả qua lâu, bạch cương tàm, cam thảo, mỗi vị 10g; gừng tươi 4g. sắc chia 2 lần uống trong ngày

12. Chữa viêm tuyến vú: Qua lâu 12g; bồ công anh 40g; kim ngân hoa, liên kiều mỗi vị 16g; hoàng cầm 12g; thanh bì, sài hồ, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.

13. Chữa viêm họng mất tiếng: Vỏ quả qua lâu, bạch cương tàm, cam thảo, mỗi vị 10g; gừng tươi 4g. sắc chia 2 lần uống trong ngày.

14. Chữa viêm họng mạn tính : Rễ qua lâu 12g; sa sâm 16g; mạch môn, hoàng cầm, tang bạch bì, mỗi vị 12g; cát cánh, cam thảo, mỗi vị 4g. Sắc uống ngày một thang. Nếu họng có nhiều hạt, thêm xạ can 8g; nếu họng khô thêm thạch hộc 16g, huyền sâm 12g; nếu đờm khó khạc thêm qua lâu 8g, bối mẫu 6g.

15. Chữa viêm amidan mạn tính : a. Rễ qua lâu 8g; sinh địa 16g; hoài sơn, huyền sâm, ngưu tất, mỗi vị 12g; sơn thù, trạch tả, đan bì, phục linh, tri mẫu, địa cốt bì, mỗi vị 8g; xạ can 6g. Sắc uống ngày một thang. b. Rễ qua lâu 8g; sinh địa 20g; huyền sâm, bạch thược, đan bì, mỗi vị 12g; mạch môn, bối mẫu, địa cốt bì, mỗi vị 8g; cam thảo, bạc hà, mỗi vị 4g. sắc uống ngày một thang.

16. Chữa đau thất ngực : Qua lâu 12g; đan sâm, xuyên khung, trầm hương, uất kim, mỗi vị 20g; hồng hoa 16g; xích thược, hương phụ chế, hẹ, mỗi vị 12g; xuyên quy vĩ l0g. sắc uống ngày một thang cho đến khi hết đau thắt ngực.

17. Chữa thấp khớp mạn : Rễ qua lâu, thổ phục linh, cốt toái bổ, thạch cao, kê huyết đằng, đan sâm, sinh địa, rau má, uy linh tiên, hy thiêm, khương hoạt, độc hoạt, mỗi vị 12g; bạch chỉ 8g; cam thảo 4g. sắc uống ngày một thang.

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Vui lòng để lại đánh giá của bạn nhé!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượng tham gia đánh giá: 0

Hiện bài viết chưa có đánh giá nào! Bạn hãy là người đầu tiên nhé.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Bài viết liên quan

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Hoa đu đủ đực
>