10 November 2022

0 bình luận

Quả nổ

10 November 2022

Tác giả: thuc


0
(0)

Quả nổ

Tên tiếng Việt: Quả nổ, Sâm tanh tách, Hải huy sâm

Tên khoa học: Ruellia tuberosa L.

Họ: Acanthaceae (Ô rô)

Công dụng: Bổ thận, sỏi bàng quang, sốt gián cách, ho gà, viêm màng bụng khi đẻ (Rễcủ sắc uống). Còn được dùng chữa cảm cúm, bệnh về thận.

 

 

Quả nổ có tên khoa học là Ruellia tuberosa L. Cây được dùng chữa sốt gián cách, ho gà, viêm màng bụng khi đẻ và cũng dùng trị cảm nóng và cảm lạnh. Dân gian thường dùng rễ củ nấu nước uống làm thuốc bổ mát (nên có tên gọi là Sâm tanh tách) và cũng dùng chữa bệnh về thận và sỏi bàng quang.

Mô tả

  • Cây thảo cao 20-50cm tới 80cm. Rễ củ tròn dài, màu vàng nâu, mọc thành chùm. Thân vuông có lông, phù to trên mắt. Lá mọc đối, hình bầu dục, mặt trên có lông thưa, mép có rìa lông cứng. Cụm hoa hình xim ở nách lá hoặc ở ngọn thân.
  • Hoa to màu xanh tím. Quả nang, khi chín có màu nâu đen. Khi quả bị ướt, nó nổ ra bắn tung ra bên ngoài những hạt đen, dẹt.
  • Hoa tháng 6-7, quả tháng 8-10.

Bộ phận dùng

Toàn cây – Herba Ruelliae Tuberosae.

Nơi sống và thu hái

Loài của Mỹ châu nhiệt đới, truyền vào nước ta và nay mọc hoang dại ở các bãi cỏ, ven đường đi nhiều nơi, từ Hà Nội, Hải Phòng đến thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Cây thường phát tán nhanh. Thu hái toàn cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô, người ta cũng thường hay dùng rễ. Rễ nhiều, xếp thành bó, có màu vàng nâu, phình thành củ, ít khi dẹp lại ở đầu mút. Củ to có phần phình mang những đốt và vòng giống như rễ cây Ipêca.

Tính vị, tác dụng

Cây và rễ hạ nhiệt, bổ và gây nôn; lá có tác dụng làm ra mồ hôi và hạ nhiệt.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

  • Cây được dùng chữa sốt gián cách, ho gà, viêm màng bụng khi đẻ và cũng dùng trị cảm nóng và cảm lạnh. Dân gian thường dùng rễ củ nấu nước uống làm thuốc bổ mát (nên có tên gọi là Sâm tanh tách) và cũng dùng chữa bệnh về thận và sỏi bàng quang. Liều dùng 10-20g, dạng thuốc sắc.
  • Ở Antilles, rễ Quả nổ được dùng thay thế cho Ipêca; ở Inđônêxia, cũng được dùng trị sỏi bàng quang.
  • Hạt cây khi ngâm nước sẽ tạo ra một thứ keo như thạch có thể dùng đắp mụn nhọt và các vết đứt.

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Vui lòng để lại đánh giá của bạn nhé!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượng tham gia đánh giá: 0

Hiện bài viết chưa có đánh giá nào! Bạn hãy là người đầu tiên nhé.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Bài viết liên quan

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Sâm Xuyên Đá
>