10 November 2022

0 bình luận

Rau dệu

10 November 2022

Tác giả: thuc


0
(0)

Rau dệu

Tên tiếng Việt: Rau dệu, Rau diếc, Rau giền nước, Poòng peo (Thái)

Tên khoa học: Alternanthera sessilis (L.) A. DC.

Tên đồng nghĩa: Gomphrena sessilis L.

Họ: Amaranthaceae (Rau dền)

Công dụng: Lợi sữa, nhuận gan, sốt, rắn cắn, sởi, bệnh đường hô hấp, viêm hầu họng, chảy máu cam, ỉa ra máu; đau ruột thừa cấp tính, lỵ; bệnh đường niệu đạo. chữa viêm mủ da, viêm vú, nổi chàm…

 

 

Mô tả

  • Cây thảo, mọc bò, dài 0,4 – 0,5 m, phân nhánh nhiều. Thân và cành bén rễ ở các đốt, có lông mềm, đôi khi màu hồng tía. Lá mọc đối, hình mũi mác, dài 2-5 cm, rộng 0,5 – 1 cm, gốc thuôn, đầu nhọn, mép nguyên; cuống ngắn.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành bông hình tròn hay hình trứng; hoa nhỏ, nhiều, không cuống, màu trắng; lá băc và lá bắc con ngắn; dài có 5 răng; nhị 3, có nhị lép; bầu hình trứng dẹt.
  • Quả nang, dài khoảng 2 mm, mép dẹt.
  • Mùa hoa quả : tháng 6-8.

Phân bố, sinh thái

Chi Alternanthera Forsk. gồm khoảng 70 loài, đều là cây thảo, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới ấm. Ở Việt Nam có 4 loài, trong đó rau dệu là cây rất quen thuộc.

Rau dệu có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á. Cây phân bố phổ biến từ Srilanca, Ấn Độ, Trung Quốc, đến Lào, Campuchia và một số nước khác ở vùng Đông – Nam Á. Ở Việt Nam, rau dệu phân bố khắp các tỉnh từ đồng bằng đến trung du và vùng núi thấp (khoảng dưới 600 m). Cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, thường mọc ở vườn, ruộng trồng hoa màu, ven rừng và nương rẫy… Môi trường sống quan trọng nhất của cây là đất ẩm, nhiều mùn, có độ pH : 5,5 – 7,0. Sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm; về mùa đông hoặc mùa khô, phần trên mặt đất có hiện tượng hơi bị tàn lụi. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt. Rau dệu có khả năng mọc chồi và phân nhánh khỏe, thường mọc thành đám dày đặc, bò lan trên mặt đất, khó phân biệt từng cá thể.

Bộ phận dùng

Toàn cây.

Thành phần hóa học

Trong rau dệu, có protid, glucid, celulose, các nguyên tố đa vi lượng như calci, phosphor, sắt và các hợp chất như caroten và vitamin c.Agramal Y. K (Ấn Độ) đã phân lập được lupeol từ dịch chiết ether dầu rễ cây rau dệu.

Tác dụng dược lý

  1. Thử độc tính cấp: Toàn cây rau dệu phơi khô, chiết bằng cồn 50°, rồi cô áp suất giảm để được cao khô. Xác định độc tính cấp của cao khô bằng cách tiêm trong màng bụng cho chuột nhắt trắng, thấy LD50 = 500 mg/kg.
  2. Tác dụng hạ thân nhiệt: Dùng cao khô chiết như trên cho chuột nhắt trắng với liều 125 mg/kg. Nhiệt độ chuột được đo ở hậu môn trước khi dùng thuốc vào lúc 30 phút, 1 giờ và 2 giờ sau đó. Kết quả là thân nhiệt hạ rõ rệt so với lô đối chứng.
  3. Tác dụng lợi tiểu: Dịch ép cây rau dệu có tác dụng lợi tiểu rõ rệt trên chuột cống trắng.

Tính vị, công năng

Rau dệu có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm sưng, làm mát máu, chống ngứa.

Công dụng

Rau dệu được dùng chữa bí đái, nước tiểu đục trắng, tắc sữa, bệnh gan mật, các bệnh do nhiệt sinh xuất huyết như chảy máu cam, ho ra máu, viêm họng lỵ ra máu. Dùng ngoài, chữa viêm da mủ, eczema nổi mẩn, lở chàm, viêm vú, nổi hạch, tràng nhạc, hột xoài ở bẹn, rắn cắn.

Liều dùng 15 – 30g dạng thuốc sắc, hoặc 60 – 120g cây tươi, giã, ép nước uống.

Dùng ngoài, cây tươi giã đắp, hoặc nấu lấy nước để tắm rửa. Trong nhân dân, ngọn rau dệu được dùng nấu canh ăn, nhưng thường phối hợp nhiều loại rau như rau dền, rau ngổ, ngọn ớt…

Nguồn : Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam.

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Vui lòng để lại đánh giá của bạn nhé!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượng tham gia đánh giá: 0

Hiện bài viết chưa có đánh giá nào! Bạn hãy là người đầu tiên nhé.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Bài viết liên quan

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Hoa đu đủ đực
>