10 November 2022

0 bình luận

Tắc kè

10 November 2022

Tác giả: thuc


0
(0)

Tắc kè

Tên tiếng Việt: Gekko gekko, Tắc kè

Tên khoa học: Gekko gekko L.

Họ: Gekkonidae

Công dụng: Dùng để làm thuốc bổ và chữa .

Mô tả con vật

  • Tắc kè giống như con “mối rách” hay “thạch sùng”, nhưng to và dài hơn, chiều dài của thân chừng 15-17cm, đuôi dài 15-17cm. Đầu hẹp hơi hình tam giác, mắt có con ngươi thẳng đứng, 4 chân, mỗi chân có 5 ngón rời nhau nối với thân thành hình chân vịt, mặt dưới ngón có những màng phiến mỏng màu trắng, sờ như có chất dính làm cho tắc kè có thể bám chặt vào tường hay cành cây khi trèo lên.
  • Đầu lưng, đuôi đều có những vẩy nhỏ hình hạt tròn và hình nhiều cạnh, nhiều màu sắc từ xanh lá mạ đến xanh rêu đen, có khi xanh rêu nhạt hay đỏ nâu nhạt. Mầu sắc của tắc kè còn thay đổi nhiều làm cho phù hợp với môi trường xung quanh. Có lúc trên thân tắc kè có nhiều màu óng ánh, lúc này gọi là tắc kè hoa.
  • Đuôi tắc kè có thể coi là bộ phận tốt nhất của nó. Nếu đuôi bị đứt hay gẫy, nó có thể mọc lại được.
  • Tắc kè sống ở những hốc cây hốc đá hoặc nhứng khe hốc các nhà gác cao, tường cao. Nó ăn sâu bọ, dán, châu chấu, bướm, nắc nẻ. Những con vật này phải cử động tắc kè mới trông thấy. Đến mùa rét nó không ăn mà vẫn sống khỏe mạnh.
  • Tắc kè đẻ trứng mỗi lần đẻ 2 trứng. Trung bình sau 90-100 ngày trứng mới nở. Không phải ấp. Mùa đẻ từ tháng 5 đến tháng 10. Con đực kêu hai tiếng tắc kè do đó thành tên.

Phân bố, cách bắt và chế biến tắc kè

  • Ở nước ta tắc kè sống chủ yếu ở các vùng rừng núi Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hoà Bình, Lào Cai, Yên Bái, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Phú Yên, Bình Định và ở những hải đảo lớn ven biển. Tắc kè còn có ở nam Trung Quốc, Campuchia, Ấn Độ, Lào, Thái Lan.
  • Tắc kè thường kêu từ các tháng hè đến hết thu vào thời kì này người ta tổ chức đi bắt. Vào các mùa khác người ta dựa vào phân tắc kè mà đi tìm nơi chúng ở. Người ta làm 1 que cứng, dẻo làm bằng tre cật, dài chừng 1m. Đầu que buộc một mớ tóc rối hay mớ sợi móc. Khi chọc đầu que này vào hốc, tắc kè ngoạm lấy, tóc rồi vướng vào răng không mở ra ta chỉ việc kéo ra mà bắt lấy. Mỗi hang hốc có thể bắt 2-10 con, có khi tới 20-30 con. Nếu hang hốc thô đeo bao tay rồi thò vào mà bắt.
  • Tắc kè bắt đem về mổ bụng, bỏ hết ruột, dùng 2 que nứa nhỏ ngắn, một que căng hai chân trước và một que căng hai chân sau. Một que nữa thì xuyên dọc suốt từ đầu đến quá đuôi. Nơi đuôi người ta lấy giấy bản cắt thành dải cuộn chặt vào que để bảo vệ đuôi. Sau đó phơi hoặc sấy khô. Khi dùng bỏ mắt, chặt bốn bàn chân, sấy khô tán nhỏ hoặc cắt nhỏ ngâm rượu.

Thành phần hóa học

  • Thân tắc kè chứa nhiều chất béo, chúng chiếm 13-15% trọng lượng trong đó có 3,88% chất không xà phòng hóa. Các acid amin, đa số là các acid amin không thay thế được, đó là: lycin, glycin, asparagic, arginin, alanin, cerin, leucin, isoleucin, phenylalanin, prolin, threolin, cystein, valin, histidin và acid glutamic.
  • Đuôi chứa nhiều lipid, chứa tới 23-25%.

Tác dụng dược lý

  • Thuốc chế từ rượu tắc kè có tác dụng chống vi khuẩn Gram âm, Gram dương, nhưng vòng vô khuẩn nhỏ.
  • Thuốc tắc kè không gây hiện tượng dị ứng, dùng chế dưới dạng thuốc tiêm, không gây phản ứng tại chỗ hay toàn thân.
  • Thuốc tắc kè có tác dụng kích thích sự nở lớn.
  • Nghiên cứu tác dụng thuốc tắc kè trên máu, các tác giả thấy thuốc tắc kè làm tăng lượng hồng cầu, tăng huyết sắc tố và không ảnh hưởng tới hệ thống bạch cầu.
  • Đối với chuột cô lập của thỏ, có tác dụng kích thích, làm tăng trương lực tăng biên độ, tác dụng này rất rõ và kéo dài.
  • Trên tim tại chỗ tắc kè có tác dụng làm tim chậm lại.
  • Tiêm thuốc tắc kè vào mạch máu chó đã gây mê, huyết áp hạ thấp trong 1-2 phút, sau đó từ từ trở lại bình thường.
  • Tiêm mạch máu cho chó đã gây mê với liều 3-5ml, thấy có hiện tượng giảm tiết niệu nhất thời.

Công dụng và liều dùng

  • Tắc kè dùng để làm thuốc bổ và chữa ho.
  • Thuốc bổ: tác dụng ngang nhân sâm. Thường người ta dùng một đôi con đực và con cái nhưng thực tế rất khó phân biệt.
  • Chữa chứng ho có đờm hay không có đờm lâu ngày không khỏi, khạc ra mủ máu, ho lâu không dứt hơi nghẽn lên cổ.
  • Có thể sấy khô tán bột uống riêng hoặc trộn với các vị thuốc khác. Cũng có thể ngâm rượu mà uống. Ngày uống 3-4g dưới dạng thuốc bột hay ngâm rượu.
  • Theo tài liệu cổ tắc kè có vị mặn tính ôn vào hai kinh phế thận. Có tác dụng bổ phế thận, ích tinh, trợ dương, trị hen suyễn. Dùng chữa hư lao, ho có mủ, ho ra máu, tiêu khát. Người có đờm ẩm hen suyễn không dùng được.

Những đơn thuốc có tắc kè

  • Rượu tắc kè, chữa suy nhược thần kinh đau ngang thắt lưng: Tắc kè mổ bỏ ruột, sấy khô cắt bỏ đầu, chân ngâm với rượu, mỗi lít rượu 35-40o ngâm 2 – 5 con. Ngâm trong 1 tuần trở lên, lọc lấy rượu trong mà uống. Ngày uống khoảng 15-30 m, uống nguyên hoặc pha với mật ong cho ngọt. Có thể thêm trần bì hay vỏ cam vào cho thơm. Uống vào buổi tối hay sáng sớm. Dùng cho những người hay mệt nhọc, đau xương, đau người đau ngang thắt lưng.
  • Đơn thuốc chữa ho, nặng mặt, tay chân: tắc kè một đôi, bỏ đầu, chân, lấy rượu bôi khắp người rồi nướng chín, nhân sâm 20g. Cả hai vị sấy khô tán nhỏ. Cất trong lọ kín ăn dần. Ngày ăn khoảng 4g.
  • Đơn thuốc chữa bệnh ho lao, người già ho nhiều đờm, tim yếu: tắc kè một đôi bỏ đầu, chân, sấy khô, tán nhỏ. Đẳng sâm 20g, quy bản nướng tán bột 20g, bắc sa nhân 20g tán bột. Tất cả trộn đều. Thêm vị táo đỏ giã nát làm thành viên, mỗi viên nặng 1g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1-2 viên nhai và dùng nước mà chiêu thuốc.

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Vui lòng để lại đánh giá của bạn nhé!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượng tham gia đánh giá: 0

Hiện bài viết chưa có đánh giá nào! Bạn hãy là người đầu tiên nhé.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Bài viết liên quan

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Hoa đu đủ đực
>