10 November 2022

0 bình luận

Tai nghé

10 November 2022

Tác giả: thuc


0
(0)

Tai nghé

Tên gọi khác: Vỏ dụt, võng mạc, bàn nước, mác vông (Tày), súm cộp.

Tên khoa học: Hymenodictyon orixense (Roxb.) Mabb.

Tên đồng nghĩa: Hymenodictyon excelsum (Roxb.) Wall

Họ: Cà phê (Rubiaceae)

Công dụng: dùng làm thuốc bổ đắng, trị chán ăn, trướng bụng, đầy hơi, ăn không tiêu, sốt.

Mô tả

  • Cây to, cao 8 – 12 m. Cành dẹt, màu xám nâu, có lông mịn, sau tròn nhẵn.
  • Lá mọc đối, hình bầu dục, dài 10 – 20 cm, rộng 4 – 8 cm, gốc thuôn, đầu nhọn, mặt trên màu lục bỏng, mặt dưới rất nhạt có gân nổi rõ; cuống dài 2 – 3,5 cm; lá kèm dài 6 mm, có lông nhỏ.
  • Cụm hoa tận cùng thành chùm kép, dài khoảng 30 cm, kèm theo 1 – 2 đôi lá bắc dạng lá; hoa nhiều; lá đài 5 – 6 cái, dài và rộng 0,3 mm, có lông, ống đài hình trứng, cánh hoa 5, dài 1,75 mm, hình mác, ống tràng dài khoảng 2 mm, hẹp ngang; nhị 5 đính vào họng tràng; chỉ nhị ngắn, bao phấn đính lưng; bầu 2 ô, noãn 10 – 14 xếp thành 4 hàng.
  • Quả nang thuôn hẹp, dài 1,5 – 1,8 cm, rộng 0,8 – 1 cm, nứt thành hai mảnh; hạt có cánh mỏng.

Phân bố, sinh thái

Cây tai nghe trước đây được xếp vào chi Cinchoha, về sau một số tác giả đã căn cứ vào đặc điểm của cụm hoa (nhiều hoa xếp thành chùy) mới tách ra, nhập vào chi Hymenodictyon.

Chi Hymelodictyon Wall. chỉ có 1 loài là tai nghé ở Việt Nam. Cây phân bố rộng rãi ở nhiều tinh thuộc vùng núi thấp, gồm Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoà Bình, Hà Tây, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Bình Dương, Đồng Nai… Trên thế giới có ở Ấn Độ, Lào, Campuchia, Malaysia.

Tai nghe thuộc loại cây gỗ nhỏ, ưa sáng, thường mọc ở rừng thứ sinh, ven đồi, dọc theo hành lang ven suối ngoài cửa rừng. Độ cao phân bố có thể đến 1000 m.

Bộ phận dùng:

Vỏ thân, lá.

Thành phần hoá học

  • Rễ chứa anthraquinon là rubiadin cùng với methyl ether của nó, licidin, nordamnacanthal, damnacanthal, 2-benzylxanthopurpurin, anthragallol, soranjidol và morindon (Compendium of Indian Medicinal Plants 2 (1970 – 1979)).
  • Vỏ chứa β – sitosterol và stigmasterol [Compendium of Indian Medicinal Plants 5 (1990 – 1994, 1998].

Tác dụng dược lý

Tác dụng hạ huyết áp:

Tiêm vào tĩnh mạch đùi của chó, bột cao khổ vỏ thân cây tai nghé làm cho huyết áp hạ rõ rệt (Bhakuni et al., 1971, tài liệu đã dẫn).

Tính vị, công năng

Vỏ thân cây tai nghe có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hạ sốt, trừ ho, kiện tỳ, tiêu thực, tiêu khí trệ, đàm tích, tiêu phù thũng.

Công dụng

Vỏ thân cây tai nghe được dùng làm thuốc bổ đắng, trị chán ăn, trướng bụng, đầy hơi, ăn không tiêu, sốt, sốt cách nhật, ho, đờm tích trệ, rất tốt cho phụ nữ mới sinh hoặc gầy còm kèm sốt. Liều dùng hằng ngày 16 – 20g sắc uống.

Để trị hắc lào, lấy gỗ tai nghe, tán bột, trà xát rồi rắc lên chỗ bị bệnh.

  • Ở Trung Quốc, người ta dùng vỏ cây tai nghé trị ngoại cảm, sốt cao, ho nhiều đờm, sốt rét. Lá tươi, giã nát làm thành miếng đắp để chữa khớp xương sưng đỏ, mụn nhọt, lở ngứa.
  • Ở Thái Lan, rễ, gỗ và vỏ thân tai nghe được dùng làm thuốc hạ sốt, ở Mianma, vỏ thân là thuốc bổ đắng, kích thích ăn.
  • Ở Philippin, vỏ thân lại được dùng chữa sốt định kỳ giống như canh ki na; lá tươi làm thành bánh đắp hai bên thái dương để chữa đau đầu [Perry và Metzger, 1980, Med. Plants of East and Southeast Asia, t.351].

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Vui lòng để lại đánh giá của bạn nhé!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượng tham gia đánh giá: 0

Hiện bài viết chưa có đánh giá nào! Bạn hãy là người đầu tiên nhé.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Bài viết liên quan

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Hoa đu đủ đực
>