10 Tháng Mười Một 2022

0 bình luận

Thành ngạnh

10 Tháng Mười Một 2022

Tác giả: thuc


0
(0)

Thành ngạnh

Tên tiếng Việt: Thành ngạnh, Lành ngạnh, Cúc lương, Ngành ngạnh, Wòng a mộc, Cây đỏ ngọn, Mạy tiên (Tày), Co kín lang (Thái), Cây vàng la

Tên khoa học: Cratoxylum formosum (Jacq.) Benth. et Hook.f. ex Dyer

Tên đồng nghĩa: Cratoxylum prunifolium Dyer

Họ: Hypericaceae (Ban)

Công dụng: Thuốc dễ tiêu, bổ máu, bí tiểu, lậu, viêm ruột, ỉa chảy, đau dạ dày, hoa mắt, chóng mặt (Lá sắc uống). Thường dùng cho phụ nữ sau khi sinh đẻ.

 

Mô tả cây

Cây nhỏ có gai ở gốc (để tự nhiên cây có thể cao to, cho gỗ), cành non có lông tơ, dần dần trở nên nhẵn và có màu tro. Thân phía ngọn có màu đỏ do lông tơ màu đỏ. Lá hình mác dài 12-13cm, rộng 35-40mm, mọc đối cuống ngắn 3-5mm, mặt gân chính đỏ đến 1/3, lá non gân lá và lá có màu đỏ đến quá nửa. Hoa mọc trên những cành ngắn có lông màu tía. Quả nang, dài 15mm, rộng 3mm.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Cây mọc hoang tại các tỉnh miền Bắc, nhất là trên các đồi trọc của vùng trung du. Còn ở Malaixia.
  • Thường người ta hái để pha nước uống và làm thuốc. Dùng tươi hay ủ rồi phơi khô mới dùng.

Thành phần hóa học

Năm 1995, Nguyễn Liêm và cộng sự (Học viện quân y) đã xác định sự có mặt của tanin và flavonoid trong lá thành ngạnh

Tác dụng dược lý

Nguyễn Liêm và cộng sự đã xác định dịch nước chiết của lá đỏ ngọn (1/16) có tác dụng chống oxy hóa mạnh, hoạt tính chống oxy hóa(HTCO) đạt 69% so đối chứng với P

Công dụng và liều dùng

  • Chỉ mới thấy dùng trong phạm vi nhân dân làm thuốc giúp sự tiêu hoá, ăn ngon cơm, hằng ngày hoặc khi yếu đau, sau khi đẻ.
  • Ngày uống chừng 15-30g lá khô dưới hình thức thuốc sắc hay thuốc pha trà. Có khi phối hợp với lá vối nấu nước uống cho tiêu cơm.

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Vui lòng để lại đánh giá của bạn nhé!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượng tham gia đánh giá: 0

Hiện bài viết chưa có đánh giá nào! Bạn hãy là người đầu tiên nhé.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Bài viết liên quan

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Sâm Xuyên Đá
>

Warning: Undefined variable $ub in /home/duoclie3/kienthucdongy.net/wp-content/plugins/web-tracker-for-wordpress-W26ADT3/diframework/ditools.php on line 650

Warning: Undefined variable $ub in /home/duoclie3/kienthucdongy.net/wp-content/plugins/web-tracker-for-wordpress-W26ADT3/diframework/ditools.php on line 659

Warning: Undefined variable $ub in /home/duoclie3/kienthucdongy.net/wp-content/plugins/web-tracker-for-wordpress-W26ADT3/diframework/ditools.php on line 674