Thầu dầu
Tên tiếng Việt: Thầu dầu, Đu đủ tía, Tỳ ma, Co húng hom (Thái), Dù xủng, Slùng đeng (Tày), Mạ puông sí (Dao), Dầu ve
Tên khoa học: Ricinus communis L.
Họ: Euphorbiaceae (Thầu dầu)
Công dụng: Sa dạ con (Hạt giã đắp). Nhuận tràng, tẩy (Dầu hạt uống)..
Cây thầu dầu cung cấp các vị thuốc sau đây:
- Dầu thầu dầu-tỳ ma du (Oleum Ricini) là dầu ép từ hạt cây thầu dầu.
- Hạt thầu dầu-tỳ ma tử là hạt phơi khô của cây thầu dầu.
- Lá thầu dầu (Folium Ricini) là lá tươi của cây thầu dầu
Mô tả cây
- Cây thầu dầu là một cây sống lâu năm, thân yếu nhưng có thể cao tới 10-12m. Khi trồng tranh thủ giữa các vụ lúa, người ta chỉ để nó cao tới 1- 2m. Lá mọc so le có cuống dài, 2 lá kèm hai bên họp thành một túi màng, sớm rụng, phiến là hình chân vịt, gồm 5-7-9 có khi tới 11 thùy, cắt sâu, mép có răng cưa không đều.
- Hoa mọc thành chùm xim nhiều hoa, xim dưới gồm toàn hoa đực, xim trên toàn hoa cái. Quá 3 mảnh vỏ dài 2-3cm, rộng 2cm, trên mặt có nhiều gai mềm, đầu tròn và có 3 vết lõm chia 3 ngăn, trên lưng mỗi ngăn lại có 1 rãnh nông nữa. Hạt hình trứng, hơi dẹt, dài 8mm, rộng 6mm, ở đầu có móng (chính là áo hạt của noãn khổng). Mặt hạt nhẵn bóng màu nâu xám, có vân đỏ nâu hay đen.
- Có nhiều loại thầu dầu: thầu dầu thường và thầu dầu tía chỉ có lá loại tía được chọn dùng làm thuốc .
Phân bố, thu hái và chế biến
- Mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi vùng nhiệt đới: Việt Nam (Hà Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ), Ấn Độ, Bắc Châu Phi, Braxin v.v…
- Mùa thu hoạch hạt vào tháng 4-5. nhưng chủ yếu với mục đích ép dầu dùng trong công nghiệp.
- Làm thuốc chỉ dùng rất ít hạt và dầu. Lá hái quanh năm. Thường chỉ dùng lá tươi.
Thành phần hoá học
Trong hạt thầu dầu có 40-50% dầu, 25% chất anbummoil. một chất có tinh thể và nitơ (rixidin), axit malic, đường muối, xenluloza, rixin và rixinin, và axit unđexylenic có tác dụng chống nấm rất mạnh và được dùng trong kỹ nghệ nước hoa (tổng hợp unđecanon, nonanon, anđehyt unđexylenic, heptin cacbonat metyl) kỹ nghệ cao phân tử
Tác dụng dược lý
- Dầu thầu dầu có tác dụng tẩy nhẹ và chắc chắn. Uống lúc đói với liều 10-30g. Sau khi uống 3 đến 4 giờ sẽ gây đi ỉa nhiều, mà không đau bụng. Với liều 30-5ơg, đi ỉa sẽ kéo dài 5-6 giờ. Dầu này không gây một hiện tượng sót nào trong ruột. Theo dõi bằng X quang, người ta thấy ruột non và ruột già co bóp nhiều hơn. Nó không ảnh hưởng tới xương chậu nhỏ, do đó rất tốt cho phụ nữ có thai mà táo bón. Nhưng dùng luôn, nó có thể gây chán ăn (anorexie), lưỡi trắng và có khi sốt. Nguyên nhân hiện tượng này có thể là do không tiêu, chứ không gây tổn thương nào trên niêm mạc.
- Theo Valette và Salvanet (1936), tác dụng tẩy của dầu thầu dầu là do axit rixinoleic được giải phóng trong ruột. Axit này tác dụng lên mẩu đầu ruột non. Chất rixin là một chất độc. Với liều 0,002mg, đối với 1kg thể trọng đã làm chết một con thỏ. Tác dụng độc của nó giống như vi trùng. Nó có thể gây miễn dịch: Cho súc vật ăn với liều nhỏ, nhiều lần, thì sau đó súc vật có thể ăn với liều khá cao mà không chết. Rixin bị nhiệt độ cao phá huỷ, cho nên có nơi có thể cho lợn ăn khô thầu dầu đã hấp nóng 115°C trong một giờ rưỡi. Và có thể do đó một vài nơi ở ta ăn hạt thầu dầu xào nấu mà không thấy hiện tượng ngộ độc.
- Nếu không bị phá huỷ, độ độc của nó rất cao: 3g khô dầu đủ giết chết một con bò non nặng 100kg, chỉ cần tiêm 0,03mg cho 1kg thế trọng chó là đủ giết chết chó. Liều độc đối với một con chuội bạch nặng 500g là 6 phần triệu gam tức là đối với chuột bạch, rixin độc gấp 7 lần chất aconitin là một chất độc vào loại độc nhất có trong ổ dầu (Aconitum).
- Liều độc với người là 3mg tiêm dưới da, 180mg uống, một hạt đủ gây nôn mửa, 3-4 hạt đủ làm trẻ con chết, 14-15 hạt làm chết người lớn. Tiêm chất rixin đã đun lâu có thể gây miễn độc. Thanh huyết nhiễm độc, antirixin để lâu có thể giảm bớt hiệu lực. Cơ chế tác dụng của rixin là làm vón hồng cầu và bạch cầu. Chất rixinin không thấy có tài liệu về tác dụng dược lý.
Công dụng và liều dùng
Dầu thầu dầu dùng làm thuốc tẩy với liều 10-15g (trẻ con), 30-50g (người lớn). Sau khi uống 2 giờ hãy uống nước. Còn dùng làm mềm dẻo chất côlođiong. Trong kỹ nghệ, dầu thầu dầu dùng làm dầu máy bay, tổng hợp nước hoa, làm mềm da, chế sunforixinat (đỏ Thổ Nhĩ Kỳ-rouge dc Turquic) dùng để in trên vải v.v… Còn là một chất phá bọt rất mạnh. Với liều 1/ 100.000 nó làm hết bọt trong một phút trong nồi súp dê (nồi hơi).
Lá thầu dầu và hạt thầu dầu tía là một vị thuốc trong nhân dân để chữa bệnh sót nhau đẻ khó, vì cảm mà méo miệng, xếch mắt. Hiện nay chưa rõ cơ chế tác dụng. Chỉ kể một số trường hợp để chú ý theo dõi.
Chữa sót nhau: Giã nhỏ 15 hạt thầu dầu, đắp vào gan bàn chân. Sau khi nhau ra rồi cần rửa chân tay (Y học thực hành, 10/1961). Để chữa đẻ khó, cũng làm như vậy (kinh nghiệm nhân dân và có ghi trong sách cổ Bản Thảo đại minh).
Bài thuốc có thầu dầu:
1. Chữa phong thấp, viêm khớp, bị thương đau nhức, bại liệt, tay chân tê mỏi:
Rễ thầu dầu 30g, dây đau xương, lõi thông, mỗi vị 20g. Sắc chia làm 3 lần uống trong ngày.
2. Chữa hen suyễn:
Lá thầu dầu 12g, phèn phi 8g, giã nhỏ, trộn với thịt lợn băm rồi gói trong lá sen non, đun lửa nhỏ nấu chín