10 November 2022

0 bình luận

Thuốc bỏng

10 November 2022

Tác giả: thuc


0
(0)

Thuốc bỏng

Tên tiếng Việt: Thuốc bỏng, Sống đời, Trường sinh, Diệp sinh căn, Dã bất tử, Tầu púa sung (Dao)

Tên khoa học: Kalanchoe pinnata (Lam.) Pers.

Tên đồng nghĩa: Bryophyllum calycium Salisb.

Họ: Crassulaceae (Thuốc bỏng)

Công dụng: Bỏng, cầm máu, lở loét (Lá tươi giã đắp). Viêm loét dạ dày, ruột, trĩ nội, viêm tai giữa, mụn nhọt, chữa mắt đỏ sưng đau và bó gãy xương (cả cây).

 

Mô tả cây

  • Cây thuộc thảo, cao chừng 0,06-1m. Lá mọc đối thành hình chữ thập. Lá dày, có khi nguyên, có khi phân thành 3-5 thùy, phiến lá dài 5-15cm, rộng 2-10 cm, mép có răng cưa to, mặt bóng, cuống lá dài 2,5-5cm, phía dưới phát triển ẩn vào thân cây. Cụm hoa mọc ở ngọn hay kẽ lá, màu tím hồng hoặc đỏ, mọc rủ chúc xuống. Hoa nở vào các tháng 2-5 quả đậu vào các tháng 3-6.
  • Ngắt một lá để trên đĩa có ít nước hay trên mặt đất, từ mép lá, nơi răng cưa của lá sẽ mọc lên một cây khác. Có khi treo lá trên tường để ở chỗ mát, cây con cũng mọc lên như vậy.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây thuốc bỏng được trồng ở khắp nơi trong nước ta để làm cảnh và làm thuốc. Tại nhiều nước khác cây cũng mọc ở Trung Quốc (các tỉnh Hoa Nam), Ấn Độ, Philippin, Malaysia, Indonexia.

Thành phần hóa học

Trong lá, Subhadra Mehta và Bhat J.V. (1952.Joourn. Univ. Bombay. Sect. B., N0 32: 21-25)

Có chiết được một hoạt chất gọi là bryophylin

Các tác giả có nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ PH và thời gian bảo quản. Bryophylin có tác dụng kháng khuẩn và có thể dùng điều trị một số bệnh đường ruột.

Trong cây thuốc bỏng người ta đã tìm thấy ba loại hạt chất:

  1. Các axit hữu cơ: từ năm 1971, Marriage Paul B và cộng sự (Can.J.Bioch 49 (3) 282-296) đã xác định thấy có 32,5% axit malic, 10,1% axit xitric, 46,5% axit izoxitric, 1% axit succinic, 0,9% axit fumaric, 1% axit pyruvic, 0,4% axit oxalaxetic, 0,5% axit @-xetoglutaric, 0,1% axit glyoxylic, 0,2% axit lactic, 0,2% axit oxalic, 1,6% axit cis-aconitic, và chừng 0,05%-0,6% axit chưa xác định được
  2. Các glycozit flavonoic: như flavonoit glycozit A (chưa xác định được), flanoit glycozit B dược xác định là quexetic 3-diarabinozit với độ chảy 190-192oC, với aglycon là quexetin (độ chảy 300-302oC), và flavonoit glycozit C xác định là Kaempferol 3-glycozit (Gaind K.N.Gupta R.L. Planta Med. 1973, 23,2:149-153)
  3. Các hợp chất phenolic: bao gồm axit p.cumaric, syringic, cafein, p.hydro-xybenzoic (C.A.1973,79, 2741x).

Công dụng và liều dùng

  • Chỉ mới được dùng trong phạm vi nhân dân làm thuốc chữa bỏng, cầm máu, đắp vết thương, đắp mắt đỏ, sưng đau, có tính chất giải độc.
  • Chữa viêm tai giữa cấp tính: lá tươi giã nát, vắt lấy nước nhỏ vào tai.
  • Bị đánh bị thương thổ huyết: lấy 7 lá giã nát, thêm rượu và đường vào mà uống trong ngày

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Vui lòng để lại đánh giá của bạn nhé!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượng tham gia đánh giá: 0

Hiện bài viết chưa có đánh giá nào! Bạn hãy là người đầu tiên nhé.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Bài viết liên quan

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Hoa đu đủ đực
>