10 November 2022

0 bình luận

Trám hồng

10 November 2022

Tác giả: thuc


0
(0)

Trám hồng

Tên tiếng Việt : Trám hồng, Trám ba cạnh, Cà na Bengal

Tên khoa học: Canarium bengalense Roxb.

Họ : Burseraceae ( Trám )

Công dụng :giải khát, chữa ho, chữa viêm họng

 

Mô tả

  • Cây thân  gỗ cao tới 20m, nhánh non có lông sét.
  • Lá dài đến 60cm, lá chét 13-21, mọc đối, dài 8-15cm, rộng 2,5-5cm, thon, không cân, gân phụ nhiều, không lông cuống phụ 2mm.
  • Chuỳ hoa dài bằng hay ngắn hơn lá, đài hình chén có 3 răng; cánh hoa 3, nhị có chỉ nhị dính nhau đến 1/2.
  • Quả hạch dài 3,5cm, không lông,nhân nhọn 2 đầu, có 3 cạnh, dày, cứng.
  • Mùa ra hoa: tháng 6. Mùa quả : tháng 7-12.

Phân bố

Trám hồng phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Lào và Việt Nam.

Ở Việt Nam, cây mọc trên đất mùn của rừng thứ sinh đang phục hồi ở Ninh Bình, Thanh Hoá.

Bộ phận sử dụng

Lá và vỏ.

Tính vị

Vị chua, ngọt, hơi chát.

Thành phần hóa học

Trong vỏ và thân của Trám hồng có: flavonoid, tanin, tinh dầu, đường khử.

Flavonoid là nhóm chất chính. Đã phân lập và xác định cấu trúc hóa học của 12 hợp chất lần đầu tiên được tìm thấy ở loài Trám hồng.

Dược lý

  • An toàn rộng theo đường uống.
  • Chống viêm;
  • Bảo vệ gan;
  • Chống oxy hóa in vivo;
  • Chống oxy hóa in vitro của các hợp chất tinh khiết;
  • Hoạt tính gây độc tế bào ung thư in vitro của một số cao chiết và chất tinh khiết phân lập từ Trám hồng.

Công dụng

Quả trám dùng để giải khát, chữa ho, chữa viêm họng. Ngoài ra còn có tác dụng giải độc với các trường hợp ngộ độc cá

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Vui lòng để lại đánh giá của bạn nhé!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượng tham gia đánh giá: 0

Hiện bài viết chưa có đánh giá nào! Bạn hãy là người đầu tiên nhé.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Bài viết liên quan

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Hoa đu đủ đực
>