10 November 2022

0 bình luận

Vọng giang nam

10 November 2022

Tác giả: thuc


0
(0)

Vọng giang nam

Tên tiếng Việt: Cốt khí muồng, Dương giác đậu, Giang nam đậu, Muồng hòe (miền Nam), Muống lá giang nam đậu, Thạch quyết minh, Sơn lục đậu, Khế.

Tên khoa học: Senna occidentalis (L.) Link

Tên đồng nghĩa: Cassia occidentalis L.

Họ: Caesalpiniaceae (Vang)

Công dụng: Dùng cả rễ và hạt, để làm thuốc chữa sốt, không tiêu. Hạt làm thuốc chữa đau bụng đi lỵ, táo bón, ăn uống không tiêu, đầu nhức mắt mờ.

 

Vọng giang nam 1

Hình ảnh cây Vọng Giang Nam

Mô tả cây

  • Vọng giang nam là một cây nhỏ cao 0,60-1 m thân phía dưới hoá gỗ. Toàn thân nhẵn, không có lông.
  • Lá mọc so le, kép lông chim chẵn, lá chét dài 4-9cm, mọc đối, hình trứng thuôn, không cuống, phiến lá lệch ở phía cuống.
  • Hoa ở kẽ lá hay đầu cành, màu vàng nhạt, mọc thành chùm.
  • Quả giáp, dài 6-10cm, rộng tới 7mm, hơi cong hình cung, giữa các hạt hẹp lại làm cho quả trông có dáng gồm rất nhiều đốt nối nhau. Hạt dẹt, hình trứng dài 4mm, rộng 3mm, xếp chồng lên nhau theo chiều dọc. vỏ cứng, nhẵn bóng.
  • Mùa hoa tháng 7-9, mùa quả tháng 8-10.

Phân bố, thu hái và chế biến

Phân bố: Vọng giang nam phân bố tại Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin. Tại Việt Nam cây mọc hoang dại ở nhiều nơi.

Thu hái: Người ta dùng toàn bộ cây, hay chỉ hái lá, hái hạt về phơi khô. Tuy nhiên ở nước ta chưa chú ý khai thác loài này.

Thành phần hoá học

Trong hạt, Heckel đã nghiên cứu thấy: Độ ẩm 8,855%, chất béo và chất màu tan trong clorofoe 1,150%, chất béo và chất màu tan trong ête dầu hoả 1,60%, chất màu và ít tanin 5,022%, glucoza 0,738%, chất pectin, gôm, chất nhầy 15,734%, chất anbuminoit tan 6,536%, chất anbuminoit không tan 2,216%.

Theo Lưu Mễ Đạt Phu (1955), trong vọng giang nam có chất antraglucozit gọi là emođin, tanin, chừng 36% chất nhầy, 2,55% chất béo, 4,33% tro. Trong lá cũng có chất emođin, hợp chất hydrat cacbon và flavonozit như vitexin.

Toàn cây có tanin, chất béo và chất nhầy.

Trong rễ có cassiollin C17H12O6, chrysophanol C15H10O4, xanthorin, 1,4,5-trihydroxy-2 metoxy – 7methylanthraquinon,C16H12O6. islandixin -1,4,5 trihydroxy-2- metylanthraquinon C15H10P5 1,4,5,- trihydroxy -7 metylanthraquinon helminthosporin C15H10O5 (Indian J. Chem., 1974, 12, 1042).

Công dụng và liều dùng

Nói chung cây này thấy ít được dùng ở Việt Nam làm thuốc. Tuy nhiên chúng tôi đã có dịp thấy tại Lạng Sơn một vị đông y dùng nó với tên thảo quyết minh, dùng cả rễ và hạt, để làm thuốc chữa sốt, không tiêu.

Tại Trung Quốc người ta dùng hạt vọng giang nam uống làm thuốc chữa đau bụng đi lỵ, táo bón, ăn uống không tiêu, đầu nhức mắt mờ. Lá tươi giã nát đắp lên các chỗ rắn độc cắn, cua tôm quắp bị thương. Ngày dùng 10-20g dưới dạng thuốc sắc.

Vọng giang nam không chỉ được dùng ở các nước châu Á, mà còn được dùng ở các nước khác.

Theo E. Perrot, hạt Cassia ocidentalis tươi có độc do một chất toxanbumin (phytotoxin) và cryzarobin (chrysarobin) là một antraglucozit. Khi rang lên hạt sẽ hết độc và được dùng ở châu Phi uống nước thay cà phê gọi là cà phê của người da đen, mùi thơm dễ chịu. Một số tác giả châu Âu khác (Deliouxc Savignac, Dubonnex v.v…) đã nghiên cứu tác dụng chữa bệnh của hạt vọng giang nam mọc ở các nơi khác đã xác nhận hạt này có tác dụng chữa sốt, điều kinh. Tại các nuớc châu Phi, người ta dùng lá, rễ và hạt.

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Vui lòng để lại đánh giá của bạn nhé!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượng tham gia đánh giá: 0

Hiện bài viết chưa có đánh giá nào! Bạn hãy là người đầu tiên nhé.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Bài viết liên quan

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Hoa đu đủ đực
>