10 November 2022

0 bình luận

Sâm đất

10 November 2022

Tác giả: thuc


0
(0)

Sâm đất

Tên tiếng Việt: Sâm đất, Sâm rừng, Sâm quy bầu

Tên khoa học: Boerhavia diffusa L.

Họ: Nyctaginaceae (Hóa phấn)

Công dụng: Bổ, hạ sốt, hen suyễn, đau dạ dày, phù thũng, thiếu máu, vàng da, cổ trướng, táo bón, các bệnh về gan, lá lách (Thân rễ). Lá trị sang độc.

 

Sâm đất hay còn gọi là Sâm nam, Sâm rừng, Sâm quy bầu, có tên khoa học là  Boerhavia diffusa L. (B. repens L.). Sâm đất được dùng chữa hen suyễn, đau dạ dày, phù thũng, thiếu máu, vàng da, cổ trướng, phù toàn thân, tiểu ít, táo bón thường xuyên, các bệnh về gan và lá lách; còn dùng trị viêm nhiễm bên trong và trị nọc độc rắn.

Mô tả

  • Cây thảo, sống lâu năm. Rễ mập, hình thoi. Thân phân nhánh nhiều, mọc tỏa sát mặt đất, màu đỏ nhạt, có ít lông.
  • Lá mọc đối, hình trái xoan hay hình trứng, dài 2-4cm, rộng 1,5-3cm, gốc hình tim, đầu tù, mặt trên nhẵn, mặt dưới có nhiều lông màu trắng bạc, mép hơi uốn lượn, cuống lá dài 0,5-3cm.
  • Cụm hoa mọc ở lẽ lá và đầu ngọn thành chùy; lá bắc nhỏ, hình tam giác, màu đỏ tía; đài hình chuông, 4 răng ngắn; nhị 3, không thò ra ngoài; bầu thuôn nhăn.
  • Quả hình trụ, phồng ở đầu, có 5 cánh lồi và lông đính.
  • Mùa hoa quả: tháng 4-6.

Phân bố, sinh thái

Chi Boerhavia L. có khoảng 20 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á. Ở Việt Nam, có 3 loài, trong đó cây sâm đất phân bố rải rác nhiều nơi nhưng thường gặp ở các tỉnh ven biển, từ Hải Phòng đến Đồng Nai.

Sâm đất là loại cây ưa sáng, có thể chịu hạn, thường mọc trên các bãi cát, ruộng trồng hoa màu. Ở một số tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh còn thấy sâm đất mọc ở các bãi sông, bãi hoang quanh làng.

Bộ phận dùng:

  • Rễ và lá – Radix et Folium Boerhaviae Diffusae.

Thành phần hóa học

Rễ sâm đất tannin, flavonoid, alkaloid (punarnavine), glycoside, steroid, terpenoids, hợp chất phenolic, rotenoids (boeravinones AO)

Tác dụng dược lý

Tác dụng bảo vệ tim mạch: Các nghiên cứu được thực hiện bởi Nimbal và Koti (2016) để điều tra vai trò phòng ngừa của chiết xuất ethanolic được làm từ toàn cây B. diffusa chống lại độc tính cơ tim doxorubicin tạo ra ở chuột

Điều trị tăng sản tuyến tiền liệt: B. diffusa có thể làm giãn cơ trơn tuyến tiền liệt và làm giảm các triệu chứng tiết niệu của bệnh BPH.

Tính chống viêm: B. diffusa có tác dụng chống viêm cấp tính (u hạt gây ra viên bông) và viêm cấp tính (phù chân do carrageenan gây ra) ở chuột.

Tác dụng bảo vệ các vấn đề về đường tiêu hóa: Tác dụng chữa bệnh của B. diffusa đối với bệnh viêm loét dạ dày giảm tiết dịch vị và cũng do giảm hoạt động của dạ dày.

Hoạt động kháng khuẩn: Nước sắc được chế biến từ rễ B. diffusa có hiệu quả chống lại tất cả các vi khuẩn gram âm được thử nghiệm như S. typhi , P. vulgaris , E. coli , Enterobacter aerogenes , P. aeruginosa , Salmonella typhimurium và K. pneumoniae . Enterococcus faecalis là vi khuẩn gram dương duy nhất nhạy cảm với nước sắc. Nấm, Candida glabrata có độ nhạy cao với nước sắc. Các nghiên cứu cho thấy hiệu quả kháng khuẩn phổ rộng của B. diffusa.

Hoạt động bảo vệ gan: Kết quả nghiên cứu đã kết luận rằng các chất chiết xuất được điều chế từ vi khuẩn nội sinh của B. diffusa có chức năng chống oxy hóa và bảo vệ gan.

Hoạt động chống viêm khớp: Parmer và cộng sự. (2018) đã đánh giá tác dụng chống khớp của chiết xuất cloroform, nước, metanol và ete dầu hỏa được điều chế từ rễ của B. diffusa ở chuột bị khớp. Điều trị chuột bằng B. diffusachất chiết xuất làm giảm khối lượng chân và tăng trọng lượng cơ thể. Các thông số huyết học khác nhau cũng được bình thường hóa như tổng số lượng bạch cầu trở nên bình thường, tốc độ lắng hồng cầu giảm và hồi phục hồng cầu và huyết sắc tố. Chiết xuất metanol cho kết quả tốt nhất.

Tính vị, tác dụng

  • Rễ có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, làm long đờm, làm tăng lượng nước tiểu, nhưng với liều cao, có thể gây nôn mửa và làm ra nhiều mồ hôi.
  • Lá có tác dụng hoạt huyết, giải độc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

  • Ðược dùng chữa hen suyễn, đau dạ dày, phù thũng, thiếu máu, vàng da, cổ trướng, phù toàn thân, tiểu ít, táo bón thường xuyên, các bệnh về gan và lá lách; còn dùng trị viêm nhiễm bên trong và trị nọc độc rắn. Lá được dùng trị sang độc.
  • Liều dùng 10-15g, dạng thuốc sắc hay thuốc hãm. Có thể tán bột uống. Có thể pha uống như trà (10g trong 1 lít nước sôi) nếu pha rượu thì chỉ dùng liều 2-5g bột rễ trong 1 ngày.

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Vui lòng để lại đánh giá của bạn nhé!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượng tham gia đánh giá: 0

Hiện bài viết chưa có đánh giá nào! Bạn hãy là người đầu tiên nhé.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Bài viết liên quan

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Sâm Xuyên Đá
>